Cách nhận biết hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp, hợp lệ

Hướng dẫn nhận biết hóa đơn GTGT hợp lệ

Cách nhận biết hóa đơn GTGT hợp lệ

style=”text-align:justify”>

Hóa đơn giá trị gia tăng như thế nào là hợp pháp, hợp lệ, hợp lý? Đó là câu hỏi của nhiều bạn kế toán. Thiquocgia.vn xin hướng dẫn cách nhận biết hóa đơn hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Mẫu số 01/GTGT: Tờ khai thuế GTGT

Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT

Mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

1. Hóa đơn chứng từ hợp pháp là:

Chú ý các vấn đề sau:

– DN bạn có giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ có thật, hóa đơn tài chính đầy đủ, thanh toán minh bạch (thanh toán qua ngân hàng) nhưng vẫn có thể gặp phải một trong các tình huống rủi ro về hóa đơn như sau:

a. DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng hàng hóa dịch vụ này không nằm trong phạm vi hoạt động đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Ví dụ: DN A ký hợp đồng với DN B về việc cung cấp dịch vụ kế toán. Nhưng trong giấy phép DKKD của DN A lại không đăng ký kinh doanh mảng hoạt động này. Do vậy hóa đơn mà bên A xuất cho bên B là bất hợp pháp.

b. DN bạn có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của các DN đang nằm trong danh sách DN tạm dừng kinh doanh hoặc đang bỏ trốn của cơ quan thuế.

2. Hóa đơn hợp lệ là:

– Hóa đơn hợp lệ được hiểu là sự phù hợp với các thông lệ. Hoá đơn phải đảm bảo đầy đủ nội dung các chỉ tiêu và yêu cầu ghi trên hóa đơn như:

– Hoá đơn được lập theo đúng các Nguyên tắc lập hóa đơn GTGT theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 (có hiệu lự từ ngày 1/6/2014).

Lưu ý 1 số trường hợp như sau:

Chú ý: Những hóa đơn có Giá trị > 20triệu phải chuyển khoản qua Ngân hàng thì mới được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế TNDN.

3. Hóa đơn hợp lý là:

– Khi nói đến hoá đơn hợp lý là nói đến chi phí hợp lý. Chi phí có hoá đơn hợp pháp, hợp lệ vẫn chưa đủ, nó còn phải hợp lý.

=> Nghĩa là nội dung trên hóa đơn phải đúng – phù hợp với nội dung kinh doanh và có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được cấp phép trên GPKD của DN.

VD: Hóa đơn ăn uống mặc dù là hóa đơn hợp pháp nhưng phải xem hóa đơn ấy có liên quan đến hoạt động SXKD hay không? Nếu hóa đơn ăn uống là do bạn chiêu đãi người thân, gia đình,… không liên quan đến hoạt động SXKD thì cho dù có hóa đơn hợp pháp cũng không được xem là chi phí hợp lý và không được hạch toán vào chi phí, giá thành.

Hoặc: Doanh nghiệp không có phương tiện vận tải mà lại có hóa đơn mua nhiên liệu phục vụ vận tải để kê khai thuế GTGT và hạch toán chi phí là không hợp lý.