Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung theo Thông tư 200

Hướng dẫn ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung theo Thông tư 200

style=”text-align:center”>

Ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng, Thiquocgia.vn xin hướng dẫn cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/12/2014, quy định chế độ kế toán doanh nghiệp mới nhất hướng dẫn kế toán áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mình, dù ở lĩnh vực nào đi nữa.

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200

Cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 mới nhất

Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết theo Thông tư 200

1) Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung:

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

2) Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:

Sơ đồ:

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

3. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ theo hình thức nhật ký chung:

(1) Nhật ký chung (Mẫu số 03a-DN):

a) Nội dung:

Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.

b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:

Dưới đây là hướng dẫn nội dung, kết cấu và cách ghi sổ của một số Nhật ký đặc biệt thông dụng.

(1.1) Sổ Nhật ký thu tiền (Mẫu số 03a1-DN):

a) Nội dung: Là sổ Nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp. Mẫu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt, thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B…).

b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.

(1.2) Nhật ký chi tiền (Mẫu số S03a2-DN):

a) Nội dung: Là sổ Nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền của doanh nghiệp. Mẫu sổ này được mở riêng cho chi tiền mặt, chi tiền qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi chi tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B…).

b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.

(1.3) Nhật ký mua hàng (Mẫu số S03a3-DN):

a) Nội dung: Là Sổ Nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng loại hàng tồn kho của đơn vị, như: Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hoá;…

Sổ Nhật ký mua hàng dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo hình thức trả tiền sau (mua chịu). Trường hợp trả tiền trước cho người bán thì khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng cũng ghi vào sổ này.

b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ.

Cuối trang sổ, cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.