Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

Bảo hiểm thất nghiệp ra đời khi nào?

Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Bảo hiểm thất nghiệp được tính thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

id=”mcetoc_1fhhlmeal4″>

Trong khi Bảo hiểm xã hội ra đời từ năm 1995 thì bảo hiểm thất nghiệp ra đời năm nào?

Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2009. Đây cũng là lần đầu tiên bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng.

=> Bảo hiểm thất nghiệp ra đời từ năm 2009.

2. Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

id=”mcetoc_1fhhlmeal5″>

Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Việc đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:

Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu: 

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong đó, thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

3. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

id=”mcetoc_1fhhlmeam6″>

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0%

1%

3%

8%

1%

1.5%

21%

10.5%

Tổng cộng 31.5%

=> Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động là 1% tháng lương cứng.

4. Bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc phải đóng không?

id=”mcetoc_1fhhlmeam7″>

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, những đối tượng sau phải bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

=> Bảo hiểm thất nghiệp chỉ bắt buộc đối với một trong số những đối tượng được liệt kê trên đây.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc năm ra đời của bảo hiểm thất nghiệp cũng cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách bảo đảm quyền lợi cho người lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc và được nhận trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong phần Hỏi đáp pháp luật.