Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 2

Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động nghề nghiệp

Hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 2 theo quy định Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch có chủ đề là quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN.

1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 2 số 1

id=”mcetoc_1evr0pohv0″>

1. Đặt vấn đề

Lứa tuổi mầm non từ 0 tuổi cho đến trước 6 tuổi là thời kỳ phát triển đặc biệt quan trọng. Đây là giai đoạn mỗi trẻ em ở lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh tùy thuộc vào môi trường của gia đình, lớp học thế nào. Nếu đó là một môi trường tạo ra những cảm xúc tích cực giúp trẻ được tắm mình trong thế giới ngôn ngữ mẹ đẻ và được cô giáo yêu thương…Môi trường giàu tương tác và trải nghiệm thì trẻ sẽ tích cực khám phá và sẽ phát triển tốt.

Với gần 5 triệu trẻ đang được chăm sóc trong các cơ sở mầm non toàn quốc, việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, việc chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng phương pháp sẽ dẫn tới các sang chấn về tâm lý đối với trẻ, ảnh hưởng tới trẻ đến suốt cuộc đời.

Trẻ em mầm non là đối tượng non nớt cả về sức khỏe, thể chất lẫn kiến thức kinh nghiệm và thiếu khả năng tự bảo vệ mình, khi có yếu tố nguy cơ hay rơi vòa tình huống bị bạo lực thì trẻ em thường có ít khả năng tự phòng vệ hay kháng cự lại…do đó đây là nhóm đối tượng dễ bị bạo hành. Những đối tượng tham gia vào quá trình chăm sóc, giáo dục ở cơ sở giáo dục mầm non đều có thể gây bạo hành cho trẻ: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cũng như các cha, mẹ của trẻ khác.

Trước thực tế ngày càng xuất hiện tình trạng bạo hành trẻ mầm non xuất phát từ sự thiếu kiềm chế, không kiểm xoát được cảm xúc của giáo viên, bạo hành trẻ em là hành vi ứng xử tiêu cực với trẻ em trong những tình huống khác nhau, vượt qua khả năng ứng phó của người chăm sóc, nuôi dưỡng, gây tổn thương về mặt thực thể và tâm lý của trẻ. Giáo viên chưa gần gữi, giám sát và kịp thời đáp ứng nhu cầu đang phát triển của trẻ, im lặng hay ngầm đồng ý thậm chí là tiếp tay cho các hiện tượng bắt nạt trẻ, chưa đối sử công bằng, còn định kiến với trẻ…..Như vậy, thực tế cho thấy tình trạng trẻ em mầm non bị sao nhãng, thờ ơ, bỏ mặc ở nhà trường là khá phổ biến. Đáng ngại hơn chính là những nguy cơ bạo hành trẻ luôn tiềm ẩn ở những người làm công tác giáo dục trẻ. Là cán bộ quản lý, có nhiều năm là giáo viên đứng lớp, trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tôi luôn trăn trở và nung nấu và đặt ra câu hỏi: Phải làm gì để giúp giáo viên kiểm soát được cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ? Nhằm hạn chế tối đa các biểu hiện, hành vi xúc phạm tâm lý, thân thể trẻ.

Thực tế cho thấy, việc bạo hành trẻ xuất phát từ nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân bạo hành trẻ có thể từ người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, từ cá nhân hoặc đồng nghiệp. Để hạn chế điều này, trường Mầm non ……… chúng tôi luôn xác định: Giáo viên mầm non không chỉ quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực tự học, tự bồi dưỡng mà còn phải có khả năng điều tiết quản lý cảm xúc của bản thân, nhạy cảm, tinh tế trong giao tiếp, ứng xử với trẻ, hỗ trợ bản thân, trẻ và đồng nghiệp trong việc cân bằng cảm xúc hóa tư duy để đáp ứng hiệu quả những yêu cầu của nghề nghiệp. Để hạn chế những hành vi, ứng xử tiêu cực, thiếu kiềm chế của giáo viên, trong những năm qua nhà trường đã triển khai có hiệu quả những giải pháp cụ thể sau đây:

2. Giải pháp kiểm soát cảm xúc của giáo viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường Mầm non ………

2.1. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho đội ngũ giáo viên

Giáo viên mầm non phải nắm vững lí thuyết về giáo dục phát triển trẻ mầm non, có kỹ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp và phải yêu thích trẻ em. Hơn thế mỗi giáo viên mầm non luôn phải hiểu rằng mỗi sự tức giận, buồn chán, kích động của họ đều có thể ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ. Họ phải học cách để kiềm chế các cảm xúc tiêu cực….Để thực hiện có hiệu quả giải pháp trên tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu chủ động đưa ra các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, cụ thể:

– Tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn cho giáo viên nghiên cứu về các văn bản của ngành, trong đó tập trung nghiên cứu các văn bản liên quan đến đạo đức nhà giáo: Các tiêu chuẩn quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT); Điều 40 của điều lệ trường mầm non quy định các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm:

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

+ Xuyên tạc nội dung giáo dục;

+ Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tùy tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;

+ Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

+ Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

+ Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Và các quy định, quy chế của nhà trường áp dụng cụ thể theo tình hình thực tế.

– Bồi dưỡng để giáo viên nhận thức rõ ràng, đầy đủ về phẩm chất nghề nghiệp của của người giáo viên mầm non, cụ thể:

Yêu trẻ là yếu tố quyết định: Chẳng lạ khi nói cô giáo mầm non yêu trẻ là yếu tố then chốt để thành công với nghề sư phạm mầm non vì công việc này diễn ra mỗi ngày, có lúc trở nên ức chế vì trẻ không nghe lời hoặc chịu tác động xung quanh, nếu không yêu và nâng niu con trẻ thì khó để bạn đi đến nghề này lâu dài

Tính kiên nhẫn và kiềm chế bản thân: Làm công việc này sẽ có lúc rất căng thẳng, bạn cần rèn luyện được khả năng kiên nhẫn với trẻ và kiềm chế được tính nóng nảy của bản thân mình, trẻ em dễ tổn thương nên bạn càng cần phải mềm mỏng.

Phải có những kiến thức, kỹ năng sư phạm cần thiết: Giáo viên mầm non cần đảm bảo kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho mình để nuôi dạy trẻ tốt hơn. Phải biết chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho bé như kỹ năng cắt,vẽ, xé dán trang trí lớp sinh động. Phải biết múa, kiêm biên đạo và vừa hát, vừa múa vừa tự biên đạo múa cho các con.

Giáo viên mầm non có cách ứng xử khéo léo cũng rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ.

– Thảo luận, trao đổi về các tình huống đã xảy ra trong thực tế để đưa ra những bài học, những cách thức giải giải quyết vần đề nhằm kiềm chế cảm xúc.

Đối với một số người khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khó đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của đồng nghiệp vì khi diễn ra hành vi bạo hành trẻ thì là thời điểm người giáo viên đang rơi vào trạng thái căng thẳng về mặt tâm lý, dẫn đến mất kiểm soát về mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi. Lúc này họ cũng không nhận thức được hành vi của mình là đúng hay sai và dẫn tới hậu quả gì? Thường trong một lớp có từ 2 cô trở lên, họ phải luôn chia sẻ học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau, kể cả việc kiềm chế cảm xúc của nhau trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với trẻ.

Trong thực tế, có rất nhiều tình huống dễ gây bức xúc cho cô giáo, nếu không biết tiết chế cảm xúc thì sẽ có nhiều hành vi không mong muốn xảy ra và mọi thiệt thòi sẽ luôn thuộc về cô giáo. Hàng ngày, giáo viên thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với trẻ từ bữa ăn đến giấc ngủ của trẻ, vì công việc của giáo viên mầm non rất vất vả – không giống như những giáo viên ở các bậc học khác, phải làm việc quần quật từ sáng sớm cho đến buổi chiều muộn mới được về khi gặp những tình huống như trên rất dễ bị stress, không kiểm soát được hành vi của mình.

– Định hướng cho giáo viên cách giải thoát tâm lý khi gặp các tình huống khó kiềm chế cảm xúc

Khi trẻ liên tục quấy khóc, nghịch phá, la hét, không nghe lời, không chịu ăn… mà bản thân giáo viên cảm thấy bất lực, không biết cách giải quyết tình huống. Đặc biệt là khi tình trạng này bị lặp đi lặp lại khiến giáo viên bị ức chế khó kiểm soát cảm xúc và hành vi. Có những tình huống thường gặp phải như trẻ đùa với bạn bị ngã, hoặc đánh bạn gây thương tích… giáo viên không nhận được sự thông cảm của phụ huynh, có khi còn nhận những lời nói, hành động xúc phạm… Đây cũng là nguyên nhân tích tụ gây ra những hành vi mất kiểm soát trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ vì vậy giáo viên luôn phải chủ động điều chỉnh hành vi và thậm chí họ phải biết cách dập tắt cảm xúc đang trỗi dậy có thể bằng một số cách sau đây:

– Rời khỏi vị trí đang tạo ra cho mình áp lực hoặc khó chịu

– Hạn chế cầm các đồ dùng, vật dụng trong tay: Thước, gậy thể dục…

– Hãy nghĩ đến người hoặc điều khiến chúng ta dễ chịu nhất

– Chia sẻ với đồng nghiệp về cảm xúc của mình để giải tỏa sự giận dữ, giải phóng được phần nào sự đè nén.

– Viết suy nghĩ của mình ra giấy hoặc rửa nước lạnh lên mặt để làm “sạch” những ức chế trong lòng.

– Không được hồi tưởng về quá khứ: cháu này hôm trước cũng đánh bạn, cũng vứt đồ chơi, đến lớp hay khóc…..vì điều đó sẽ dễ làm bùng phát cơn giận dữ thành cơn thịnh nộ…

Kỹ năng kiềm chế của giáo viên mầm non rất quan trọng để xử lý được những tình huống xấu nêu trên. Tuy nhiên, kỹ năng này cần phải được rèn luyện lâu dài và có sự hỗ trợ, động viên, chia sẻ kịp thời của đồng nghiệp. Để rèn luyện kỹ năng kiềm chế sự tức giận, tránh xung đột giáo viên cần nuôi dưỡng tư duy, cảm xúc tâm hồn; trau dồi ngôn ngữ giao tiếp tích cực, rèn luyện khả năng chịu áp lực cao…

2.2. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên

Nhà trường luôn làm tốt công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ dưới nhiều hình thức:

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ để trẻ chia sẻ tình cảm của mình, của các bạn về cô giáo.

– Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của lớp của trẻ, nhất là khi thấy trẻ có biểu hiện quấy khóc, không chịu đi học, sợ cô giáo…để từ đó nắm bắt được suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh để nếu có vấn đề thì kịp thời chấn chỉnh giáo viên.

– Triển khai gắn camera giám sát ở khắp các vị trí trong trường: Hành lang, sân chơi, lớp học để kịp thời phát hiện những hành vi chưa đúng của giáo viên.

– Nhà trường có hòm thư góp ý đặt ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát để giúp cho phụ huynh có thể phản ánh, trao đổi các nội dung liên quan đến chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên, của nhà trường.

Hoạt động giám sát quản lý chất lượng hiệu quả sẽ giảm thiểu rất nhiều hành vi bao lực trẻ. Thực hiện giám sát quản lý chất lượng chặt chẽ nghiêm túc sẽ hạn chế được những hành vi đáng tiếc xảy ra. Trong thực tế, ban đầu việc bị kiểm tra giám sát có thể khiến cho giáo viên khó chịu hoặc không thoải mái, tuy nhiên những hành vi chuẩn mực được diễn ra thường xuyên và có sự giám sát sẽ dần trở thành thói quen, nề nếp và các các cán bộ, giáo viên sẽ quên và thực hiện các hành vi chuẩn mực một cách tự nhiên thoải mái hơn

2.3. Xây dựng quy chế, quy định về việc kiểm soát hành vi, cảm xúc của giáo viên

Phối hợp với các tổ chuyên môn đề ra những chế tài, quy định bắt buộc giáo viên phải thực hiện, nếu gặp khó khăn thì phải nhờ đến chuyên gia tư vấn hỗ trợ…đồng thời phối hợp với gia đình để có xử lí tình huống kịp thời.

– Trẻ khóc, quấy thì không được dọa, nạt…

– Không được giam, hãm trẻ trong phòng kho, phòng vệ sinh, cầu thang máy, tủ…

– Không sao nhãng, thờ ơ với trẻ

– Không được bắt trẻ nhịn ăn

– Không được cấm cho trẻ đi vệ sinh

– Không sử dụng những hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ sợ hãi, tổn thương về tinh thần

– Không sử dụng thước, gậy để trừng phạt, để dạy trẻ làm tổn thương, đau đớn đến thể xác và tinh thần trẻ…

Việc đưa ra các quy định bắt buộc sẽ giúp cho BGH nhà trường có cơ sở để theo dõi, đánh giá giáo viên và giáo viên từ đó phải điều chỉnh cảm xúc, hành vi đảm bảo đáp ứng theo các quy định đã đề ra.

Kỹ năng kiềm chế của giáo viên mầm non rất quan trọng để xử lý được những tình huống xấu nêu trên. Tuy nhiên, kỹ năng này cần phải được rèn luyện lâu dài và có sự hỗ trợ, động viên, chia sẻ kịp thời của đồng nghiệp.

Để rèn luyện kỹ năng kiềm chế sự tức giận, tránh xung đột giáo viên cần nuôi dưỡng tư duy, cảm xúc tâm hồn; trau dồi ngôn ngữ giao tiếp tích cực, rèn luyện khả năng chịu áp lực cao…

3. Kết luận

Có thể thấy rằng, để đáp ứng được trước những yêu cầu rất cao của bậc học, của phụ huynh và xã hội mầm non, giáo viên mầm non phải nâng cao nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân, luôn rèn luyện kỹ năng kiềm chế sự tức giận, tránh xung đột . BGH nhà trường phải thường xuyên là tốt công tác kiểm tra, giám sát, luôn đồng hành với giáo viên trong mọi vấn đề, mọi tình huống để kịp thời chấn chỉnh, giải quyết. Việc xây dựng các chế tài bắt buộc sẽ giúp cho giáo viên tự điều chỉnh hành vi của mình, kiềm chế được cảm xúc, hành vi tránh được nóng giận, bạo hành ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 2 số 2

id=”mcetoc_1f6mkab710″>

Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế xã hội đã đem đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của học sinh ngày càng nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi đối với sự phát triển nhân cách của các em. Vì vậy, việc trang bị những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống rất cần thiết với các em – những chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh khi được trang bị những kĩ năng sống cần thiết sẽ giúp các em phát triển toàn diện, ứng phó với những tình huống của cuộc sống, vững vàng đối diện với mọi hoàn cảnh. Bên cạnh những kĩ năng giúp phát triển nhận thức, tư duy thì kĩ năng quản lý cảm xúc là một trong những kĩ năng quan trọng giúp các em làm chủ bản thân, vượt qua những cám dỗ, những thói hư tật xấu để hoàn thiện nhân cách, để dễ dàng lấy được chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa thành công.

Theo từ điển Tiếng Việt: Cảm xúc là sự rung động trong lòng về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực, với người khác và với bản thân.

Quản lý cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ những cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó, hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đó đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.

Đôi khi con người không hành động theo lí trí mà hành động theo cảm xúc. Cảm xúc tích cực sẽ giúp con người lạc quan và hạnh phúc. Còn cảm xúc tiêu cực sẽ dễ dàng phá hủy những mối quan hệ xung quanh và đôi khi làm tổn thương đến chính bạn. Vì vậy, chúng ta rất cần quản lý tốt cảm xúc để chúng ta có thể cân bằng và đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Một số kĩ năng cơ bản giúp quản lý tốt cảm xúc:

– Nhận thức cảm xúc:

Bản thân chúng ta phải cảm nhận được chính cảm xúc của mình, phải hiểu mình, hiểu được những gì người khác nói về mình, cảm xúc của mình ảnh hưởng đến những người xung quanh.

– Thay đổi suy nghĩ của mình:

Học cách quản lý cảm xúc là học cách thay đổi suy nghĩ về vấn đề mà chúng ta đang gặp phải và tìm một việc hay một hành động nào đó thay thế.

– Ghi lại suy nghĩ của bản thân:

Viết ra giấy những gì bản thân cảm nhận được. Đó có thể là những cảm xúc tiêu cực, khó chịu về bạn bè, học hành hay những mối quan hệ có mâu thuẫn khác,… Đây cũng là một cách giải tỏa tâm lý. Sau khi chúng ta bình tâm trở lại hãy xem lại những gì mình mới vừa viết, chúng ta sẽ có cách giải quyết vấn đề.

Một số kĩ năng quản lý cảm xúc tiêu cực:

1. Cảm xúc tức giận:

Biểu hiện

Hậu quả

Cách kiềm chế

2. Cảm xúc căng thẳng:

Biểu hiện

Tác hại

Cách kiểm soát

3. Cảm xúc sợ hãi:

Biểu hiện

Cách kiểm soát

Đồng thời, giáo viên có thể kể cho học sinh nghe những câu chuyện có liên quan đến kĩ năng quản lý tốt cảm xúc. Ví dụ như mẫu chuyện Đừng hành động khi đang giận dữ; Hai hạt mầm; giá trị của lời động viên;…

3. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 2 số 3

id=”mcetoc_1evr0poi02″ style=”text-align:justify”>

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bạo hành trẻ, và một trong những nguyên nhân sâu xa là giáo viên (GV) thiếu các kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân.

Phương pháp để quản lý cảm xúc còn hạn chế

GV mầm non là người quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo ở bậc học đầu tiên này. Mỗi đứa trẻ sau này sẽ là ai, sẽ trở thành người như thế nào, nhân cách của trẻ sẽ phát triển ra sao?… Một phần trách nhiệm thuộc về các cô nuôi dạy trẻ, “người mẹ hiền thứ hai” của các em.

ThS. Trần Thị Thảo, khoa tâm lý Giáo dục Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cho rằng, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân là yếu tố quan trọng trong hoạt động sư phạm, đặc biệt GV mầm non phải có được kỹ năng này ở mức cao.

GV mầm non rất dễ phải đương đầu với các tình huống liên tục quấy khóc, nghịch phá, la hét, không nghe lời, không chịu ăn…ở trẻ cộng với cả núi công việc chuyên môn khác. Tình trạng này nếu kéo dài khiến họ rơi vào trạng thái căng thẳng về tâm lý, dẫn đến mất kiểm soát về nhận thức, cảm xúc, hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập của trẻ.

Từ những năm cuối thế kỷ XX trở lại đây, những nghiên cứu về cảm xúc đã ngày càng được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các trường học. Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về cảm xúc cũng chỉ ra những biểu hiện cảm xúc và nguyên nhân có những cảm xúc đó một cách chung chung, họ chưa đưa ra những phương pháp để quản lý cảm xúc.

Ở Việt Nam, nghiên cứu vấn đề cảm xúc nói chung, kỹ năng quản lý cảm xúc nói riêng đang trên bước đường hình thành và phát triển, còn là một lĩnh vực mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Những nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GV mầm non còn chưa nhiều và các nghiên cứu mới chỉ xoay quanh thực trạng nhu cầu, hạn chế của hoạt động này ở tầm khái quát.

Chính vì vậy phải có nhiều công trình nghiên cứu ở tầm sâu hơn về lĩnh vực này để góp phần nâng cao, phát triển hoàn thiện và phong phú hơn về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GV mầm non, tạo môi trường học tập lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng GD.

Hiểu được cảm xúc của chính mình

Hiện nay tình trạng bạo hành trẻ ở các có sở GD mầm non có chiều hướng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nhiều trẻ bị bạo hành đã để lại những sang chấn tâm lý nặng nề, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Điều đáng ngại nhất là đối tượng có hành vi bạo hành với các em lại chính là những người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng các em. Theo các nhà tâm lý, bên cạnh yếu tố nghề nghiệp, năng lực giáo dục thì căng thẳng tâm lý trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các hành vi bạo lực.

Giáo viên căng thẳng, áp lực, liệu học sinh có được thoải mái, vui vẻ? Hay cảm xúc tiêu cực đó sẽ “lan truyền” tới chính học sinh của mình? Và, lớp học liệu có “hạnh phúc” hay không khi giáo viên trong tâm thái lo lắng, căng thẳng như vậy?

Theo ThS. Hoàng Thế Hải, khoa Tâm lý GD, Trường ĐHSP, ĐH Đà Nẵng, GV mầm non cũng là một trong những đối tượng dễ bị những tác động gây stress, bởi họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc sống và trong hoạt động nghề nghiệp.

Trong khi đó, đây là đối tượng chủ yếu là nữ, có tính nhạy cảm cao, dễ xúc động, dễ tổn thương. Những đặc điểm đó khiến giáo viên mầm non dễ nhạy cảm với những thay đổi và trong những hoàn cảnh nhất định, họ dễ chịu tác động của các nhân tố gây stress. Khi không vượt qua được, họ dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, mức độ nặng hơn có thể là rối nhiều hành vi, bạo hành với trẻ.

Từ câu chuyện bạo hành trẻ ở Trường Mầm non Ecokids, một điều kiện tiên quyết, cần thiết đối với thực tiễn của người giáo viên đó là hiểu được cảm xúc của chính mình. Làm thế nào để tích hợp yếu tố cảm xúc với việc áp dụng kiến thức chuyên môn của mình trong giảng dạy cũng là một câu hỏi cần sự giải đáp của mỗi giáo viên.

Cảm xúc của giáo viên có quan hệ mật thiết trong hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó việc người giáo viên biết kiểm soát cảm xúc của mình mỗi khi lên lớp là rất cần thiết. Đây cũng là bài học dành cho những giáo viên đã và đang, sẽ trở thành GV mầm non – “người mẹ hiền thứ hai” của các em.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.