Bà bầu nên ăn rau gì? Kiêng ăn rau gì tốt cho thai nhi

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ bầu diễn ra nhiều thay đổi. Điều này dẫn đến không chỉ chế độ nghỉ ngơi mà dinh dưỡng dành cho các bà bầu cũng cần được quan tâm đúng mức. Vậy, bà bầu nên ăn rau gì và không nên ăn những gì? Hãy cùng VinID tìm hiểu ngay trong thông tin dưới đây nhé!

1. Bà bầu nên ăn rau gì cho tốt cho sức khỏe và thai nhi?

Mẹ bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và thai nhi

Mẹ bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và thai nhi?

1.1. Các loại dưỡng chất tốt cho mẹ bầu có trong các loại rau

Để biết bà bầu nên ăn rau gì cần dựa vào nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này của các mẹ bầu. Cụ thể:

 1.1.1. Beta carotene

Beta caroten được biết đến là tiền chất của vitamin A. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong cơ thể giúp ngăn chặn mù lòa, tăng đề kháng cho cơ thể… Đối với phụ nữ mang thai, beta carotene đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Sự có mặt của nhóm chất này một cách đầy đủ sẽ đảm bảo cho nhu cầu phát triển nhanh của bào thai và cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, beta caroten cũng giúp phát triển các tế bào, mô, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi một cách bình thường nhất.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở thời kỳ mang thai, phụ nữ thường rất nhạy cảm với sự thiếu hụt vitamin A. Đặc biệt ở giai đoạn tam cá nguyệt (3 tháng đầu tiên của thai kỳ) do sự phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng nên đòi hỏi thể tích máu cần nhanh chóng tăng lên. Việc bổ sung beta carotene trong giai đoạn mang thai vô cùng cần thiết nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Một điều rất đặc biệt là Beta caroten chỉ xuất hiện trong thực vật. Vì vậy, để cung cấp đủ lượng tiền chất vitamin A này mẹ bầu nên tích cực sử dụng rau, củ, quả. Rau có lá màu xanh đậm: rau diếp, cải xoăn, củ cải, cải xoong hay những loại quả có màu vàng cà rốt, bí ngô, khoai lang, đu đủ, đào là nhóm thực phẩm giàu beta carotene.

 1.1.2. Vitamin C

Vitamin C được ví như “tấm lá chắn” chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn không tốt cho cơ thể. Việc bổ sung vitamin C đối với các mẹ bầu càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi giúp bạn có thể tránh mắc phải các bệnh phổ biến: cảm cúm, đau họng, sưng, viêm,…

Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vitamin C còn có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt và canxi, giúp hành thành hệ xương và răng chắc khỏe dành cho bé.

Bà bầu nên ăn rau gì để bổ sung vitamin C kịp thời thì lời giải chính là những loại trái cây có múi: cam, chanh, bưởi. Theo nghiên cứu, cơ thể mẹ bầu cần khoảng 85mg Vitamin C mỗi ngày.

Mẹ bầu cần bổ sung vitamin C

 1.1.3. Kali

Kali là khoáng chất đặc biệt quan trọng trong thời gian phụ nữ mang thai, giúp duy trì sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể ở trạng thái tốt nhất. Ngoài ra yếu tố này cũng hỗ trợ sự hình thành và phát triển ống thần kinh ở thai nhi. 

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những phụ nữ được cung cấp đầy đủ kali sẽ ít gặp phải các tình trạng chuột rút ở chân khi mang thai hơn những phụ nữ không bổ sung kali đều đặn. Cần khoảng 4.700 mg kali mỗi ngày là vừa đủ với các mẹ bầu. Bạn có thể lựa chọn bổ sung loại khoáng chất này ở các thực phẩm như: khoai lang, cà chua, củ cải đường, măng tây.

1.1.4. Axit Folic

Axit Folic rất quan trọng với sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây chính là chất giúp hoàn thành ống tủy sống của bào thai, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, ở thời kỳ mang thai phụ nữ cần lượng axit folic tăng gấp 4 lần so với trước đó. Phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày. Do đó, mẹ bầu cần chú ý để có thể bổ sung lượng axit folic cần thiết, đầy đủ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng thời điểm tốt nhất để bổ sung nhóm chất này chính là khoảng thời gian 3 tháng trước khi dự định có thai.

Bông cải xanh súp lơ, bắp cải, bí đao, hoa quả, nước ép trái cây, rau xà lách, nấm,… là những thực phẩm giàu axit folic lý tưởng cho câu hỏi bà bầu nên ăn rau gì.

1.1.5. Chất xơ

Không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và giảm bớt đi tình trạng táo bón – hiện tượng vốn rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Chưa dừng lại đó, khi được bổ sung chất xơ đầy đủ, cơ thể mẹ sẽ có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả, và giảm thiểu tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ hay các vấn đề tim mạch.

Mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung chất xơ với các thực phẩm như: lúa mạch nguyên cám, hạnh nhân, chuối, bí đỏ, các loại rau xanh,…

Mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ lý tưởng cho mẹ bầu.

< h3>1.2. Bà bầu ăn rau sống có sao không?

Bà bầu ăn rau sống có sao không là băn khoăn của rất nhiều người khi đứng trước các món rau kèm thịt nướng, salad. Trên thực tế, rau sống là thực phẩm giàu dinh dưỡng với rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đối với nhiều mẹ bầu nghén với mùi dầu mỡ thì việc thưởng thức các món ăn từ rau sống là gợi ý hoàn hảo.

Mặc dù rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu xong rau xanh cũng là loại thực phẩm có thể và bị nhiễm toxoplasma – đây loại ký sinh trùng gây hại cho cả sức khỏe của cả mẹ và bé.

Chính vì vậy, để rau sống phát huy tối đa tác dụng thì bạn nên rửa và ngâm với nước muối thật sạch. Ngoài ra, với thắc mắc bà bầu nên ăn rau gì thì mẹ bầu cũng cần chọn lựa rau, củ theo mùa để bớt chất bảo quản.

 2. Bà bầu kiêng ăn rau gì?

Bên cạnh những nhóm dưỡng chất cần thiết cùng những thực phẩm bổ dưỡng thì bà bầu kiêng ăn rau gì cũng là vấn đề cần được quan tâm đúng mực. Một vài những thực phẩm dưới đây nếu sử dụng cho mẹ bầu sẽ rất nguy hại đấy!

Rau sam là loại cây có tính hàn cao. Trong dân gian, rau sam thường được sử dụng làm các món canh thanh nhiệt, giải độc, trừ giun. Tuy nhiên, với những mẹ bầu thì đây lại là thực phẩm nguy hiểm bởi gây kích thích tử cung co bóp mạnh có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao.

  •       Rau ngải cứu

Ngải cứu là thực phẩm có hương vị đặc trưng giúp lưu thông máu và giảm đau bụng. Tuy nhiên, rau này không thực sự lý tưởng với các mẹ bầu. Cùng với rau ngót, loại cây này đặc biệt nguy hiểm nếu mẹ bầu ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ăn ngải cứu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung, khiến mẹ bầu có thể sinh non hoặc thậm chí là sẩy thai.

Sau 3 tháng, có thể sử dụng rau ngải cứu cho vào thực đơn. Tuy nhiên nên sử dụng ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều. 

Ăn rau răm trong thời gian tam cá nguyệt (3 tháng đầu thai kỳ) có thể dẫn đến thiếu máu trầm trọng. Ngoài ra, ở nhiều sản phụ có thể còn gặp phải tình trạng co bóp tử cung dễ dẫn đến sảy thai.

Mặc dù chùm ngây có nhiều giá trị dinh dưỡng quý, nhưng đối với bà bầu cần lưu ý. Trong cây rau chùm ngây chứa alpha-sitosterol. Đây là loại hormone khiến tử cung co trơn. Từ đó nếu sử dụng một lượng nhỏ rau chùm ngây đôi khi cũng có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao. Vì vậy, nếu bạn tự hỏi bà bầu nên ăn rau gì thì tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây trong thời kỳ mang thai nhé!

Mẹ bầu nên cẩn thận khi ăn rau chùm ngây

Rau chùm ngây nguy hiểm với mẹ bầu

Cuối cùng cải bó xôi cũng nằm trong danh sách các thực phẩm không dành cho bà bầu. Nguyên nhân đến từ thành phần axit oxalic khiến làm giảm khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể. Trong khi cơ thể mẹ bầu vốn rất cần bổ sung sắt để tăng cường lưu thông máu.

Chính vì vậy, cải bó xôi không thực sự lý tưởng trong thời gian mang thai.

Có thể thấy, với những thông tin đầy đủ trên đã giúp bạn hiểu thêm bà bầu nên ăn rau gì. Dinh dưỡng của các mẹ bầu khi mang thai là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, mẹ nên tìm hiểu hoặc tham khảo những tư vấn, lời khuyên chính xác từ bác sĩ.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã triển khai cung cấp gói thai sản trọn gói bao gồm các theo dõi, tư vấn và thăm khám cho bà bầu. Đây là dịch vụ chăm sóc sức khỏe cực kỳ chuyên nghiệp và chu đáo. Khách hàng khi có nhu cầu có thể thực hiện các thanh toán đơn giản với ví điện tử VinID Pay trên app VinID.

TẢI NGAY APP VINID

Để trở thành một mẹ bầu thông thái, hãy lựa chọn và trải nghiệm ngay những tiện ích này để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn bạn nhé!

Xem thêm bài viết liên quan:

Chia sẻ kinh nghiệm khám thai 12 tuần có gì, nên chuẩn bị gì

Khám thai trọn gói ở đâu tốt: Chất lượng dịch vụ, chi phí