10 Cách giúp các chủ homestay tăng doanh số bán phòng hiệu quả

Homestay từ lâu đã trở thành mô hình lưu trú được yêu thích nhất hiện nay của khách du lịch. Bởi tính chất rẻ, thoải mái, gần nhiều địa điểm tham quan, sống ảo mà nhà nhà xây homestay, người người kinh doanh homestay. Bài viết dưới đây sẽ chỉ bạn 10 cách giúp các chỉ host tăng doanh số bán phòng hiệu quả nhất.

1. Chạy bài PR tại các blog về du lịch

kenhhomestay.com là một trong những website hàng đầu chuyên review về dịch vụ homestay, địa điểm lưu trú, tổng hợp du lịch khắp cả nước. Với lượt truy cập cao ngất ngưởng, chủ host có thể tiếp cận được với lượng khách hàng chất lượng nhất. Đây cũng là bước để nhiều người biết đến homestay của bạn.

Trang web sở hữu đội ngũ seo, content chuyện nghiệp, mang đến những bài review chân thực, ấn tượng. Qua đó, bạn có cơ hội quảng bá hình ảnh, dịch vụ của homestay. Tuy cũng có rất nhiều web đăng bài PR, nhưng đây vẫn là một trong những kênh truyền thông uy tín, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. 

2. Tận dụng sức mạnh từ các influencer

Influencer được hiểu là các ngôi sao, người có tầm ảnh hưởng, có nhiều fan và lượt follow. Khi có phòng trống, tại sao bạn không mời những beauty blogger, travel blogger… đến trải nghiệm. Đổi lại họ sẽ quảng cáo miễn phí cho bạn về thiết kế, dịch vụ cũng như cảm nhận.

Hiện nay, có rất nhiều trang mạng xã hội vì thế cũng có rất nhiều bạn trẻ có lượt theo dõi cao trên youtube, Instagram… Chỉ cần 1 bài viết hay 1 clip review cũng đã có thể tiếp cận được với rất nhiều fan của họ. Vài lời tốt đẹp cũng giúp homestay nổi tiếng hơn, dễ dàng thu hút khách hàng hơn.

3. Tạo ấn tượng tốt với khách hàng

 

Ấn tượng tốt phải xuất phát từ ý tưởng xây dựng homestay của bạn giữa thị trường lưu trú mọc lên như nấm. Thiết kế homestay khác lạ, nhiều góc chụp hình, sống ảo tạo điểm nhất đặc biệt. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, xây dựng thêm các dịch vụ, tiện ích trọn gói như tổ chức tour, setup tiệc, cho thuê xe máy, ô tô… 

Trọn gói như khách sạn nhưng vẫn không làm mất đi cảm nhận về văn hóa địa phương thuần túy. Nhờ vậy, chủ host có thể giữ chân được khách hàng, dễ dàng kêu gọi review từ khách hàng đã trải nghiệm hay còn gọi là marketing truyền miệng. Đây cũng là cách để một khách hàng nhưng có thể đến nhiều lần.

4. Sử dụng website riêng 

10 Cách giúp các chủ homestay tăng doanh số bán phòng hiệu quả

Có những chủ homestay không làm website riêng vì nghĩ không cần thiết, nhưng thật ra đây là tips quảng cáo cực hiệu quả. Dựng một trang web dành cho homestay của mình, bạn có thể tự tương tác với khách hàng, tự giải đáp những thắc mắc và trở thành kênh book phòng trực tiếp không thông qua bất kỳ kênh OTA nào. 

Tại đây, bạn hãy đăng những bài viết giới thiệu homestay của mình, có hình ảnh tự chụp, clip riêng. Bên cạnh đó, chủ home cũng nên lựa chọn các bài quảng bá địa điểm du lịch địa phương, các bài tổng hợp để tăng lượt traffic. Bật mí với bạn rằng, việc bán phòng qua chính website của mình sẽ tiết kiệm được 15% phí commission trả cho kênh OTA.

5. Xây dựng fanpage riêng trên mạng xã hội

So với làm website thì lập một tài khoản Facebook hoặc Instagram đơn giản hơn và còn miễn phí. Tại đây, bạn có thể thoải mái chia sẻ hình ảnh, bài viết và tiếp cận khách hàng, cũng có thể book phòng nhanh chóng. Chạy quảng cáo lấy tương tác trên mạng xã hội cũng là một cách tăng doanh số hiệu quả. 

Chủ host có thể thiết kế những chương trình discout, kêu gọi khách hàng chia sẻ như chụp hình căn homestay và post lên trang cá nhân kèm theo hashtag để nhận giảm giá hay tặng quà. Bởi vậy, homestay cần có thiết kế cực xinh, độc đáo hoặc có nhiều góc sống ảo để tên home lên top cực nhanh.

6. Bán phòng trên các kênh OTA

Kênh OTA có thể được coi là công cụ giúp bạn bán được nhiều phòng hơn, có lượt tiếp cận cao. Các kênh này sẽ giúp bạn làm 3 việc là: quảng cáo, bán phòng và nhận đánh giá từ khách hàng. Khách du lịch cũng rất thường xuyên book phòng qua các kênh này, tuy nhiên bạn nên xem xét thi trường để chọn bán phòng trên kênh có hiệu quả nhất.

7. Group seeding (review trên group du lịch)

Group seeding hay còn được gọi là gieo hạt vào các group, qua đó tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Các group review du lịch rất nhiều, cho phép người dùng chia sẻ trải nghiệm. Chính vì thế, bạn cần đầu tư đội ngũ marketing và khuyến khích khách hàng review lại homestay của mình. Các group này có khả năng viral, khách quan tâm đặt phòng nhiều.

8. Marketing bằng hình thức gửi email, gửi tin nhắn, inbox

Đây là một trong những hình thức quan tâm khách hàng và giữ chân khách thật lâu. Khi check in hãy để phiếu điền đầy đủ thông tin gồm số điện thoại, email, địa chỉ facebook, mạng xã hội. Hãy gửi lời cảm ơn, chúc mừng sinh nhật, gửi ảnh của khách khi đến homestay và những lần khuyến mãi lớn. Như vậy, các chương trình ưu đãi đều được khách hàng cũ tiếp cận và biết đâu, khi họ trở lại sẽ mang theo rất nhiều khách hàng tiềm năng.

9. Liên kết với các homestay khác

Cách này truyền thống mà lại siêu hiệu quả, một cách quảng cáo miễn phí, ôn hòa và thích hợp với khách tour. Bạn có thể thiết kế tour và đưa ra những gợi ý lưu trú hoặc liên hệ với những homestay ở địa phương khác để giới thiệu homestay của nhau. Đơn giản nhất là thiết kế catalogue giới thiệu thật đẹp trưng tại quầy lễ tân hoặc không gian sinh hoạt chung.

10. Liên kết với các đại lý du lịch

Thay vì đi du lịch 1 ngày thì hiện nay nhu cầu nghỉ dưỡng theo tour lại phát triển hơn, nhất là đối với giới trẻ và khách nước ngoài. Các đại lý du lịch vì vậy cũng thiết kế thành nhiều tour trọn gói khác nhau. Bạn có thể tận dụng điểm này, phối hợp với đại lý để có lượng booking ổn định.

Trên đây là 10 tips giúp chủ homestay bán phòng hiệu quả, doanh số tăng cao cực tốt. Hi vọng với một vài chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong kinh doanh mô hình homestay. Chúc các bạn thành công.

Tải App VinID