Viết đúng dấu “Hỏi-Ngã” trong chính tả Tiếng Việt

Quy tắc thuận thanh trong Tiếng Việt

Viết đúng dấu “Hỏi-Ngã” trong chính tả Tiếng Việt như thế nào? Thiquocgia.vn xin giới thiệu nội dung cụ thể bao gồm các ví dụ minh họa chi tiết, giúp cho các thầy cô nắm được các phương pháp rèn chính tả cho học sinh đúng chuẩn. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

1. Viết đúng dấu “Hỏi-Ngã” trong chính tả Tiếng Việt

id=”mcetoc_1dti5l49r0″ style=”text-align:justify”>

Việc viết đúng chính tả trong tiếng Việt ngay từ khi học lớp 1, sâu xa hơn viết đúng dấu hỏi, dấu ngã còn thể hiện tinh thần trân trọng, giữ gìn sự trong sáng, thống nhất của tiếng Việt.

2. Sự bố trí dấu hỏi ngã trong tiếng Việt.

id=”mcetoc_1dti5l49r1″ style=”text-align:justify”>

Trong tiếng Việt sử dụng tất cả 1270 âm tiết với dấu hỏi hoặc dấu ngã. Trong đó có 793 âm tiết viết dấu hỏi (chiếm 62%), 477 âm tiết dấu viết dấu ngã (chiếm 38%).

Như vậy, chỉ cần nắm và viết đúng chính tả của 472 âm tiết dấu ngã, suy ra những âm tiết còn lại đều viết dấu hỏi. Đó cũng là cốt lõi toàn bộ 1270 âm tiết có vấn đề hỏi ngã trong tiếng Việt.

3. Cách thức để viết đúng dấu ngã trong tiếng Việt.

id=”mcetoc_1dti5l49r2″ style=”text-align:justify”>

Trước hết cần nắm rõ cấu tạo từ tiếng Việt để thực hành. Trong tiếng Việt hiện đại, đại bộ phận là từ thuần Việt gồm: từ đơn (đi, đứng, nằm, ngồi; trời, mây, sông, biển); từ ghép (bàn ghế, núi sông, nhà cửa…); từ láy (dễ dàng, nhẹ nhàng, dò dẫm, thẫn thờ, rầu rĩ, ầm ĩ, õng ẹo…); còn có một số từ có yếu tố Hán-Việt (chiếm khoảng 23%) trong tổng số từ tiếng Việt, như: hải, hổ, sơn, địa, trữ, nhẫn, tầm, sư…chiến sĩ, hàng hải, hải cảng…

4. Quy tắc viết đúng dấu hỏi ngã.

id=”mcetoc_1dti5l49r3″ style=”text-align:justify”>

Quy tắc thuận thanh:

Theo đó các từ láy có dạng từ láy (ngẫu kết) được thể hiện dấu theo quy tắc: “KHÔNG-SẮC-HỎI; HUYỀN-NGÃ-NẶNG”

Cách nhớ:

“Em HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau. Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào, ?”.

Nghĩa là:

+ Các từ có dấu thanh ngang (không dấu) đi với thanh sắc hoặc đi với thanh hỏi (?), ví dụ như: nghỉ ngơi

+ Các từ có dấu thanh huyền hoặc thanh nặng đi với thanh ngã. Ví dụ: tầm tã, lững lờ, đẹp đẽ, vội vã…

– Quy tắc thuận thanh cho phép viết đúng chính tả 44 âm tiết dấu ngã (chỉ dùng cho từ láy hoặc có dạng láy):

ã: ầm ã, ồn ã

sã: suồng sã

thãi: thừa thãi

vãnh: vặt vãnh

đẵng: đằng đẵng

ẫm: ẫm ờ

dẫm: dựa dẫm, dọa dẫm, dò dẫm

gẫm: gạ gẫm

rẫm: rờ rẫm

đẫn: đờ đẫn

thẫn: thờ thẫn

đẽ: đẹp đẽ

ghẽ: gọn ghẽ

quẽ: quạnh quẽ

kẽo: kẽo kẹt

nghẽo: ngặt nghẽo

nghễ: ngạo nghễ

nhễ: nhễ nhại

chễm: chiễm chệ

khễnh: khập khễnh

tễnh: tập tễnh

nghễu: nghễu nghện

hĩ: hậu hĩ

ĩ: ầm ĩ

rĩ: rầu rĩ, rầm rĩ

hĩnh: hậu hĩnh, hợm hĩnh

nghĩnh: ngộ nghĩnh

trĩnh: tròn trĩnh

xĩnh: xoàng xĩnh

kĩu: kĩu kịt

tĩu: tục tĩu

nhõm: nhẹ nhõm

lõng: lạc lõng

õng: õng ẹo

ngỗ: ngỗ nghịch, ngỗ ngược

sỗ: sỗ sàng

chỗm: chồm chỗm

sỡ: sặc sỡ, sàm sỡ

cỡm: kệch cỡm

ỡm: ỡm ờ

phỡn: phè phỡn

phũ: phũ phàng

gũi: gần gũi

hững: hờ hững

– Quy tắc thuận thanh cũng cho pháp viết đúng chính tả 19 âm tiết dấu ngã khác (từ đơn có dạng láy): cãi cọ, giãy giụa, sẵn sàng, nẫu nà, đẫy đà, vẫy vùng, bẽ bàng, dễ dàng, nghĩ ngợi, khập khiễng, rõ ràng, nõn nà, thõng thượt, ngỡ ngàng, cũ kỹ, nũng nịu, sững sờ, sừng sững, vững vàng, ưỡn ẹo.

Ngoài ra còn có 81 âm tiết dấu ngã dưới đây thuộc loại ít dùng:

Ngãi, tãi, giãn (dãn), ngão, bẵm, đẵm (đẫm), giẵm (giẫm), gẵng, nhẵng, trẫm, nẫng, dẫy (dãy), gẫy (gãy), nẫy (nãy), dẽ, nhẽ (lẽ), thẽ, trẽ, hẽm (hẻm), trẽn, ẽo, xẽo, chễnh, lĩ, nhĩ, quĩ, thĩ, miễu, hĩm, dĩnh, đĩnh, phĩnh, đõ, ngoã, choãi,doãi, doãn, noãn, hoãng, hoẵng, ngoẵng, chõm, tõm, trõm, bõng, ngõng, sõng, chỗi (trỗi), giỗi (dỗi), thỗn, nỗng, hỡ, xỡ, lỡi, lỡm, nỡm, nhỡn, rỡn (giỡn), xũ, lũa, rũa (rữa), chũi, lũi, hũm, tũm, vũm, lũn (nhũn), cuỗm, muỗm, đuỗn, luỗng, thưỡi, đưỡn, phưỡn, thưỡn, chưỡng, gưỡng, khưỡng, trưỡng, mưỡu.

Thực hành: muốn tìm và viết đúng dấu hỏi ngã trong từ đơn tiếng Việt, ta thử ghép thêm từ thuận thanh để tạo ra từ láy, sau đó dùng quy tắc thuận thanh để xác định dấu hỏi hay dấu ngã. Ví dụ: Nghỉ (nghỉ ngơi); nghĩ (nghĩ ngợi).

Trên đây là cách Viết đúng dấu “Hỏi-Ngã” trong chính tả Tiếng Việt. Ngoài ra, các em học sinh còn có thể tham khảo toàn bộ biểu mẫu Giáo dục – Đào tạo mà Thiquocgia.vn đã sưu tầm và chọn lọc.