Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích siêu hay

Đoạn văn cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích

Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích sử dụng thành ngữ là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo. Dưới đây là một số mẫu viết về cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một đoạn văn hay và ý nghĩa.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.

1. Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích số 1 – Truyện Sọ Dừa

id=”mcetoc_1fi1i6iv44″>

Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

Các trạng ngữ:

2. Đoạn văn cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích số 2 – Tấm Cám

id=”mcetoc_1fi1i6iv55″>

Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

3. Cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích số 3 – Em bé thông minh

id=”mcetoc_1fi1i6iv56″>

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy kiến thức từ đời sống.

Trạng ngữ: Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Một hôm nọ, Lúc bấy giờ.

4. Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích có sử dụng 3 trạng ngữ số 4

id=”mcetoc_1fi1i6iv57″>

Trong các câu chuyện cổ tích đã đọc, thì em đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Tấm Cám. Qua hai nhân vật Tấm và Cám đối lập nhau hoàn toàn về tính cách, phẩm chất, tác giả dân gian đã truyền dạy cho con cháu đời sau những đạo lý tốt đẹp. Cô Tấm dịu dàng, xinh đẹp lại chăm chỉ,hiền lành, thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp, có cuộc sống hạnh phúc. Còn Cám xấu tính, lười biếng, và mụ dì ghẻ độc ác, toan tính thì sẽ phải trả cái giá đắt. Từ các nhân vật ấy, người xưa răn dạy con cái phải sống hiền lành, chăm chỉ, không nên có suy nghĩ xấu xa, lười biếng. Không chỉ như thế, câu chuyện Tấm Cám còn thể hiện những ước mong của người dân ta về một thế giới công bằng. Nơi mà những người ở hiền sẽ được gặp lành. Kẻ sống độc ác thì sẽ phải gặp ác. Bản thân em, cũng luôn lấy cô Tấm làm hình tượng để cố gắng phấn đấu. Nào là chăm chỉ, chịu khó giúp cha mẹ, rồi cả sống chan hòa, tốt bụng với mọi người. Được ai khen ngợi là hiền và chăm chỉ như cô Tấm, là em vui lắm. Thật mong sao, dù xã hội ngày càng phát triển, thì những bài học bổ ích trong câu chuyện Tấm Cám vẫn sẽ còn mãi trong kí ức của mọi người.

→ Các trạng ngữ có trong đoạn văn:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.