Sơn Vecni là gì? Chi tiết quy trình đánh sơn Vecni hiện nay

1. Sơn vecni là gì ?

2. Ưu nhược điểm

3. So sánh

Trong đời sống hàng ngày, có lẽ nhiều người còn khá xa lạ với cụm từ “công nghệ sơn Vecni”. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất đây là cụm từ khá phổ biến. Vậy sơn Vecni hay đánh Vecni là gì, nó khác gì so với các công nghệ sơn khác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có được câu trả lời chính xác nhất.

Sơn Vecni là gì?

Sơn Vecni là hỗn hợp giữa cánh kiến và cồn 90 độ. Ngâm trong vòng khoảng 1 ngày hỗn hợp sẽ hòa tan thành dung dịch màu nâu nhạt, khi nhìn ở góc nghiêng sẽ thấy vân óng ánh, được dùng để trang trí bề mặt đồ gỗ nội thất.

Sơn Vecni - Nguyên liệu phổ biến trong lĩnh vực nội thất bằng gỗ

Sơ lược đôi nét về công nghệ đánh Vecni

Theo thời gian những món đồ nội thất bằng gỗ như tủ bếp, mặt bàn rất dễ bong tróc, cũ nát làm mất đi vẻ đẹp vốn có. Và Vecni chính là một loại sơn giúp “tái tạo” bề mặt của sản phẩm, lấy lại màu sắc gần giống với màu ban đầu cho đồ nội thất. Hơn nữa, việc đánh sơn Vecni bên ngoài còn giúp đồ gỗ tránh được nứt nẻ, cong vênh, co ngót, tạo nên “chiếc áo giáp tàng hình” để không bị mối mọt, ẩm mốc tấn công. Vì thế, đây được xem là một trong những phương pháp bảo quản đồ nội thất truyền thống vô cùng hiệu quả.

Đặc trưng khác biệt lớn nhất của việc đánh Vecni chính là sử dụng hoàn toàn thủ công, người thợ dùng tay để sơn chứ không sử dụng máy phun như những loại sơn khác. Cũng chính vì thế mà Vecni giúp cho món đồ gỗ được lên màu tự nhiên, chân thật và sáng đẹp như mới.

Ưu, nhược điểm khi đánh sơn Vecni

Ưu điểm:

  • Chất lượng phù hợp với những món đồ có giá trị cao hoặc những món đồ cổ.
  • Màu sơn đẹp, tôn vẻ tự nhiên của sản phẩm.
  • Thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe.
  • Kết hợp ăn ý với màu nền gỗ, tôn nên vẻ đẹp của từng đường vân.
  • Có độ bền cao và dễ dàng làm mới lại.

Nhược điểm:

  • Màu sắc kém đa dạng, thường chỉ có 2 màu chính là nâu gụ và màu cánh gián.
  • Chỉ có thể phủ lớp mỏng lên bề mặt.
  • Ngấm rất sâu vào thớ gỗ.
  • Kỹ thuật đáng sơn đòi hỏi tay nghề cao, phải làm thủ công là chủ yếu.
  • Mất nhiều thời gian để gia công.

Có nhiều ưu điểm nhưng đánh Vecni cũng có không ít những hạn chế

Quy trình đánh Vecni

Quy trình đánh Vecni gồm 6 bước như sau:

  • Bước 1: Xả nhám bề mặt gỗ bằng giấy nhám P180. Tiếp theo, dùng nùi giẻ lau sạch gỗ (có thể nhúng vào nước để lau cho nhanh).
  • Bước 2: Dùng giấy nhám P240 để xả nhám bề mặt gỗ lần 2. Rồi lại lau sạch bằng nùi giẻ. Mục đích của bước này chính là làm cho bề mặt gỗ được phẳng và láng bóng, trường hợp sau khi dùng giấy nhám P180 mà bề mặt gỗ đã láng mịn thì có thể chuyển luôn sang bước 3, không cần dùng P240.
  • Bước 3: Tiến hành quét dung dịch Vecni bằng cọ lên bề mặt gỗ. Vì Vecni ban đầu sẽ rất quánh đặc nên bạn có thể pha Vecni với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi mới đánh lên gỗ.
  • Bước 4: Sau khi dung dịch khô, bạn dùng giấy nhám P320 xả sạch rồi lại lau bằng nùi giẻ.
  • Bước 5: Tiếp tục quét Vecni lên gỗ, đợi cho khô rồi dùng giấy nhám P400, sau đó lại lau sạch bằng nùi giẻ.
  • Bước 6: Tiếp tục quét Vecni lên gỗ giống như bước 5. Rồi dùng giấy nhám P600 để lau sạch, khi bề mặt gỗ trở nên láng mịn, bóng đạt yêu cầu thì tức là bạn đã hoàn thành việc đánh sơn Vecni.

ảnh 3: Quy trình đánh sơn Vecni chia thành 6 bước

Vậy đánh Vecni đồ gỗ như thế nào mới hiệu quả?

Để món đồ gỗ được sáng đẹp như mới, thì quá trình “tân trang” bằng Vecni cũng cần phải đúng kỹ thuật. Dưới đây là một số lưu ý của chúng tôi:

  • Lựa chọn thời điểm thích hợp, không sơn phủ vào những hôm thời tiết ẩm thấp, mưa kéo dài.
  • Trước khi đánh Vecni, cần làm sạch, nhẵn bóng mọi món đồ gỗ.
  • Chọn dung dịch, đánh theo lớp Vecni cho phù hợp.
  • Nhẹ nhàng vệ sinh đồ gỗ sau khi đánh Vecni.

So sánh sơn Vecni và sơn PU

Để dễ dàng phân biệt sơn Vecni và sơn PU bạn có thể theo dõi bảng dưới đây

Yếu tố so sánh

Sơn Vecni

Sơn PU

Nguồn gốc

Vecni là hỗn hợp giữa ”cánh kiến” ngâm trong cồn 90 độ trong khoảng 24 giờ sẽ hòa tan thành dung dịch màu nâu nhạt.

PU là dòng sơn công nghiệp chủ yếu là phủ lớp ”áo dày” cho gỗ có hỗn hợp làm bóng bề mặt 1k hoặc 2k khá dày.

Kỹ thuật sơn

  • Kỹ thuật đánh Vecni rất khó và trải qua nhiều công đoạn chủ yếu được làm thủ công bằng tay.
  • Sơn Vecni chỉ phủ lớp rất mỏng lên bề mặt gỗ, ngấm sâu và trong thớ gỗ và có màu cánh gián, vàng tơ hay nâu gụ là tùy vào cách làm màu.

Sơn PU phải dùng máy phun lên có nhiều bụi sơn và mùi dung môi độc hại phả ra môi trường.

Số màu

Không đa dạng (gồm 2 màu là nâu gụ và nâu cánh gián).

Đa dạng hơn nhiều.

Tính an toàn

Thân thiện với môi trường, sức khỏe con người, không gây độc hại.

Là sơn công nghiệp, có chứa dung môi độc hại.

Khả năng phai màu

Nhanh hơn sơn PU (không bền theo thời gian).

Chậm hơn vì có chứa hóa chất giúp giữ màu.

Giá thành

Thấp hơn.

Cao hơn.

Như vậy bài viết đã thông tin chi tiết đến bạn về công nghệ sơn Vecni. Hy vọng nội dung bài viết hữu ích cho quá trình tìm kiếm thông tin của bạn đọc. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về chủ đề này cũng như các món đồ nội thất, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi theo hotline 033 439 0000 – 033 439 0000 8 – 033 439 0000 7 để được ưu tiên tư vấn miễn phí!