Thức Ăn Thô Là Gì, Thức Ăn Thô Là Gì, Nội Dung Của Chất Xơ Trong Thực Phẩm

Ăn thô (raw foods diet) không phải là trào lưu ăn uống mới. Ăn thô không hoàn toàn giống như cách hiểu ăn chay thông thường. Ăn thô chỉ đơn giản là cách ăn uống phù hợp nhất với cách thức mà con người được tạo hóa sinh ra, phù hợp với đặc điểm giải phẫu và đặc điểm sinh học tự nhiên của con người.

Bạn đang xem: Thức ăn thô là gì

Ăn thô còn được hiểu là ăn sống, ăn nguyên trạng hoặc chế biến thực phẩm (rau, củ, quả, hạt, thảo mộc) mà không dùng nhiệt độ cao để đun nấu thực phẩm trước khi chúng được tiêu hóa trong cơ thể. 

*

Ăn thô khác với cách hiểu ăn chay truyền thống

Để hiểu rõ hơn về khái niệm ăn thô, chúng ta cùng so sánh một số chế độ ăn uống sau đây.

– Chế độ ăn chay đơn giản (Vegeterian): là chế độ ăn các sản phẩm từ thực vật: trái cây, rau củ quả, hạt. Những người chọn chế độ ăn này còn có thêm lựa chọn là trứng và sữa động vật. Có nhiều người ăn chay và không ăn trứng, không uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa động vật như pho mát, bơ, kem. Tuy nhiên, cũng có nhiều người ăn chay vẫn ăn trứng và các sản phẩm từ sữa động vật.

– Chế độ ăn chay nghiêm ngặt (Vegetelian): là chế độ ăn các sản phẩm từ thực vật và không ăn, không sử dụng bất kì sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật. Ví dụ, những người theo trường phái ăn chay này thì ngoài việc không ăn trứng, không ăn các sản phẩm từ sữa, còn từ chối sử dụng các vật dụng có nguyên liệu xuất xứ từ động vật như: giầy da, áo da, áo lông thú, ví da, thắt lưng da, vân vân.

Chế độ ăn thô về bản chất cũng khá tương đồng với ăn chay về mặt nguyên liệu: hoàn toàn từ thực vật. Tuy nhiên, do sự khác biệt rất lớn trong cách chế biến trái cây, rau củ quả giữa hai chế độ ăn này, tác giả bài viết không xếp loại ăn thô cùng nhóm với ăn chay để giúp bạn đọc có một cái nhìn khách quan và rõ ràng hơn. Trong chế độ ăn thô nói chung, nếu đem nấu nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao, vô hình chung người nấu ăn lại trở thành người “phá hủy” thức ăn nhìn dưới góc độ khoa học dinh dưỡng.

*

Ăn thô không phải là một trào lưu ăn uống hay một phong cách ẩm thực mới.

Ăn thô (ăn sống, không đun nấu thức ăn) là chế độ ăn tự nhiên của tất cả các loài động vật trên trái đất, cũng là chế độ ăn cổ xưa nhất của loài người, trước khi con người phát minh ra lửa và dùng lửa vào việc đun nấu, chế biến thức ăn. Hiện nay cũng chỉ có duy nhất con người mới đun nấu thức ăn trước khi ăn

Ăn thô với trái cây-rau-củ-hạt là chế độ ăn lành mạnh nhất, phù hợp với đặc điểm sinh học tự nhiên, phù hợp với cấu trúc giải phẫu tự nhiên của cơ thể và cách thức mà cơ thể vận hành

Nếu phân loại động vật theo nhóm thức ăn, ta sẽ có:

– Động vật ăn thịt -carnivores (hổ, sư tử, báo, mèo…) có chế độ ăn chủ yếu thịt, một vài loại rau, cỏ và thảo mộc

– Động vật ăn cỏ – herbivores (ngựa, bò, cừu, voi, hươi, nai…) có chế độ ăn rau, cỏ và một số loại rễ cây, vỏ cây

– Động vật ăn tạp – omnivores (các loại chim (bao gồm các loại gà, gà tây, vv), lợn, chó): chế độ ăn bao gồm một ít thịt, rau, trái cây, rễ cây và vỏ cây

– Động vật ăn trái cây – frugivores (bao gồm con người và các loài linh trưởng): chủ yếu ăn trái cây, ngoài ra ăn hạt, hạt mầm, các loại rau và cỏ ngọt

Tất cả những loài động vật xếp theo nhóm trên, dù kích cỡ khác nhau nhưng các đặc điểm giải phẫu và đặc điểm sinh học của cơ thể đều giống nhau (*). Chi tiết so sánh, mời quý vị xem ở cuối bài viết

Về mặt tự nhiên, con người cùng với các loài linh trưởng (khỉ, vượn, đười ươi) là động vật ăn trái cây (frugivores) với cấu tạo và đặc điểm cơ thể phù hợp để tiêu thụ các loại thức ăn này: chủ yếu là trái cây, còn lại là rau-củ-hạt-thảo mộc

Cơ thể của chúng ta và các loài linh trưởng có: lưỡi trơn ít thô ráp, dạ dày thuôn dài có 2 ngăn, ruột non có khả năng hấp thụ lớn, gan có cấu trúc đơn giản, không lớn và không phức tạp như của động vật ăn thịt, đại tràng có khả năng hấp thụ lớn, đường tiêu hóa dài gấp khoảng 12 lần cột sống, tứ chi có các ngón tay để cầm nắm và bóc xé thức ăn, đi thẳng trên 2 chân sau, các ống dẫn mồ hôi rải khắp cơ thể, có 32 răng: 4 răng cửa để cắt thức ăn, 2 răng nanh, 6 răng hàm, thậm chí răng nanh cũng không thực sự sắc nhọn và phát triển như răng nanh của các loài ăn thịt, các quả thận có tính kiềm

Những đặc điểm cơ thể nói trên của động vật ăn trái cây hoàn toàn khác với đặc điểm sinh học của các loài động vật ăn cỏ, động vật ăn tạp, động vật ăn thịt.

Bạn hãy quan sát các loài linh trưởng (khỉ, đười ươi…). Chúng có cấu trúc cơ thể, cấu trúc bộ gen gần giống với con người nhất: chúng đều là những loài ăn trái cây, và chắc chắn chúng cũng không đun nấu trái cây, rau củ lên trước khi ăn.

Ăn thức ăn phù hợp nhất với đặc điểm sinh học của từng giống loài thì mới có thể khỏe mạnh

Thế giới tự nhiên vốn dĩ là một tổng thể cân bằng với chuỗi thức ăn tự nhiên, mỗi loài đều có thức ăn riêng dành cho loài của mình. Ví dụ: con bò con ngựa ăn cỏ, con sư tử hay cá sấu ăn thịt linh dương, con rắn bắt chuột ăn, nhưng con chim bắt rắn ăn, vân vân… Nếu các loài động vật ăn sai thức ăn của mình, chúng sẽ sinh bệnh và chết. Nếu bạn lấy thức ăn của con ngựa là cỏ đem cho con sư tử ăn, con sư tử chắc chắn sẽ sinh bệnh và chóng chết. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra nếu bạn đem thức ăn chính của con sư tử là thịt cho con ngựa ăn. Con ngựa cũng sẽ sinh bệnh và chóng chết. Tất cả các loài động vật vốn luôn ăn thức ăn dành cho chính giống loài của chúng, trừ con người!

Tương tự như các loài động vật, con người là một phần của thế giới tự nhiên. Chỉ khác ở chỗ, như chúng ta tự nhận, con người là động vật cấp cao, bởi vì chúng ta phát triển tư duy trí não nhiều hơn. Con người cũng khác tất cả các loài động vật khác ở cách chúng ta xây dựng và tổ chức xã hội, ở cách thức chúng ta giao tiếp, trao đổi, đối xử với thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta dù muốn hay không cũng không thể phủ nhận được, là cơ thể sinh học của chúng ta.

Về bản chất sinh học tự nhiên, con người là động vật ăn trái cây (frugivores), con người không phải là động vật ăn tạp như chúng ta vẫn thường ngộ nhận.

Khái niệm ăn thô (raw foods diet) với con người được hiểu là ăn thô với rau-củ-quả-hạt-thảo mộc (chủ yếu là trái cây) (raw foods diet with fruits and vegetables, or more precisely: FRUITARIANvà không đun nấu thức ăn trước khi ăn.

Chế độ ăn thô mà chúng tôi giới thiệu ở đây cụ thể là FRUITARIAN (những người ăn trái cây) Ăn trái cây là chính. Ăn trái cây làm chính không có nghĩa là chỉ ăn thuần 100% trái cây. Hãy quan sát các loài linh trưởng, chúng là loài ăn trái cây rất nhiều nhưng ngoài trái cây chúng ăn 1 phần nhỏ còn lại là các loại rau lá các loại hạt và ít côn trùng, thậm chí hãn hữu có 1 số loài linh trưởng cũng ăn thịt, nhưng rất ít.

Hãy phân biệt rõ 2 khái niệm

– RAW VEGAN: nói đến chế độ ăn thô, ăn thuần thực vật, cũng ăn trái cây rau củ quả tươi sống, hạn chế nấu nướng nhưng rất nhiều người trong cộng đồng RAW VEGAN lại phủ nhận vai trò của trái cây, hoặc là ăn trái cây rất ít hoặc thậm chí đổ lỗi cho trái cây.

Xem thêm: Giải Mã Ý Nghĩa Số 37 Là Con Gì, Giải Mã Ý Nghĩa Số 37 Trong Sim Số Đẹp

– FRUITARIAN: nói đến những người ăn thô nhưng đề cao vai trò của trái cây và tôn trọng quy luật tự nhiên, tôn trọng đặc điểm sinh học tự nhiên của loài người, là những người ăn trái cây làm chính. Phần thức ăn còn lại có thể là rau củ, các loại hạt tươi sống hoặc thậm chí nhiều người Fruitarian vẫn có thể ăn cơm thịt nhưng đương nhiên ăn rất ít và hạn chế. FRUITARIAN mới là chế độ ăn mà kênh Trong Khu Vườn của chúng tôi giới thiệu và mong muốn truyền tải những vấn đề xoay quanh nó.

(Trên trái đất chỉ có duy nhất con người là loài động vật đun nấu thức ăn trước khi ăn và con người cũng là loài duy nhất bối rối, nhầm lẫn nhiều nhất về thức ăn dành cho giống loài của mình).

Theo quy luật tự nhiên, ăn thức ăn dành cho giống loài của mình, phù hợp với kết cấu sinh học của cơ thể thì sẽ khỏe mạnh. Ngược lại, ăn thức ăn sai sẽ dẫn chúng ta tới sức khỏe kém và bệnh tật. Ăn thô với trái cây rau củ quả là cách ăn phù hợp với quy luật tự nhiên nhất của con người.

Dưới góc nhìn khoa học dinh dưỡng và sức khỏe, ăn thô là chế độ ăn giúp tăng cường thải độc, giúp chữa lành bệnh tật, giúp tái tạo và phục hồi năng lượng sống cho cơ thể. Đây là chế độ ăn giải quyết được gốc rễ của rất nhiều vấn đề về sức khỏe mà chúng ta đang phải đối mặt hằng ngày trong thế giới hiện đại.

 

*
*

Ăn thô trong thời hiện đại ngày nay nên được hiểu và áp dụng như thế nào?

– Sự phát triển về khoa học – kĩ thuật – công nghệ cho phép con người có các sản phẩm hỗ trợ chế biến thực phẩm. Do đó khái niệm ăn thô trên thực tế không đơn giản chỉ là việc cầm trái táo hoặc trái cam ăn trực tiếp. Cách ăn thô trực tiếp vẫn luôn là cách ăn tốt nhất được khuyến khích. Tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện cụ thể, chúng ta có rất nhiều cách chế biến thực phẩm rất tiện lợi. Điều này giúp cho việc ăn thô trở nên hấp dẫn và phong phú hơn rất nhiều. Với những người thực hành ăn thô (tức là chuyển từ chế độ ăn uống truyền thống, ví dụ cơm – rau – thịt của người Việt Nam, sang chế độ ăn thô) để tăng cường sức khỏe, việc ăn thô bao nhiêu % trong chế độ ăn tùy thuộc vào mỗi người. Tỉ lệ ăn thô trong chế độ ăn càng lớn (càng gần 100%) thì càng tốt.

– Trải qua quá trình phát triển, việc ăn uống của con người đã thay đổi và trở nên phong phú, đa dạng. Thế giới con người có những nền văn hóa khác nhau với những phong cách ẩm thực khác nhau. Do thói quen đun nấu truyền thống đã có từ lâu đời, việc thực hành ăn thô có thể là ăn trực tiếp trái cây-rau-củ-hạt-thảo mộc hoặc có qua chế biến nhưng không sử dụng nhiệt độ cao để nấu nướng hoặc không đun nấu kĩ thức ăn như phần lớn cách chế biến thông thường, khi chế biến thì cần rất chú trọng tới nhiệt độ. Nếu bạn cần chế biến rau củ (ví dụ do chất xơ quá khó nhai, do muốn làm phong phú thêm mùi vị theo phong cách ẩm thực khác nhau…), bạn có thể nấu nhưng hãy luôn chú ý tới nhiệt độ và màu sắc của thực phẩm. Hạn chế tối đa đun nấu với nhiệt độ cao và tránh tối đa làm thực phẩm chín kĩ! Màu sắc của thực phẩm sẽ vẫn tươi nếu chúng ta không lạm dụng nhiệt độ trong chế biến. Điều này như là một chỉ dấu giúp bạn chú ý quan sát khi nấu nướng, tránh trở thành người “phá hủy” thức ăn thay vì trân trọng nguồn dinh dưỡng trong thức ăn chúng ta có.

(Trong Khu Vườn sẽ cập nhật một số công thức chế biến để thực hành ăn thô, các bạn có thể tham khảo)

Một số hiểu nhầm về ăn thô cho rằng ăn thô chỉ với trái cây rau củ sẽ khiến chúng ta thiếu hụt dinh dưỡng là không đúng

Khoa học ngày nay đã có thể khẳng định các vấn đề cơ bản như sau:

– Trái cây, rau củ quả hay thực vật nói chung là nguồn dinh dưỡng rất phong phú dồi dào, đầy đủ cho con người để có thể sinh sống khỏe mạnh. Trên thực tế, trong lịch sử con người từ thời cổ đại cho tới ngày nay, có rất nhiều người ăn chay, không sử dụng các sản phẩm từ động vật, nhưng hoàn toàn khỏe mạnh. Có rất nhiều vận động viên thể thao thi đấu đỉnh cao cũng là những người ăn chay lâu dài. Với những người có vấn đề về sức khỏe, việc ăn chay nói chung hỗ trợ rất lớn trong việc giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Nếu những người ăn chay chọn chế độ ăn thô, tránh đun nấu rau củ quả ở nhiệt độ cao hoặc đun nấu chúng quá kĩ, chắc chắn những lợi ích về sức khỏe đạt được còn lớn hơn nữa.

– Việc ăn uống không hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thịt, cá hay các sản phẩm từ động vật, hoặc thực phẩm chất lượng kém, ô nhiễm không khí, lạm dụng các sản phẩm sử dụng hóa chất, những căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hiện đại,… là nguyên nhân khiến chúng ta đối mặt với rất nhiều loại bệnh của thời kì hiện đại ngày nay như: viêm họng, ho hắng, viêm khớp, viêm gan, béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, vân vân. Chế độ ăn uống và lối sống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

– Việc đun nấu ở nhiệt độ cao khiến cho trái cây, rau củ quả mất đi một lượng rất lớn vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết

Ăn thô là cách ăn uống duy nhất giúp kiềm hóa cơ thể, tái tạo tế bào, tái tạo năng lượng và lấy lại sức khỏe đã bị suy giảm do bệnh tật, hướng tới một sức khỏe đích thực từ bên trong, gạt bỏ nỗi lo lắng bệnh tật sang một bên

*

 

 

 

*

(*) Đặc điểm giải phẫu và đặc điểm sinh học của các loài động vật phân theo nhóm thức ăn:

ĐỘNG VẬT ĂN THỊT

Bao gồm:

Mèo, báo, sư tử, …

Chế độ ăn:

Chủ yếu thịt, một vài loại rau, cỏ và thảo mộc

Hệ tiêu hóa:

Lưỡi – rất thô ráp (để kéo và xé thức ăn)

Tuyến nước bọt – không có

Dạ dày – cấu trúc đơn giản, các túi dạng tròn nhỏ; dịch dạ dày mạnh

Ruột nhỏ – trơn tru và ngắn

Gan – lớn hơn 50% so với con người (xét theo tỉ lệ so với cơ thể); rất phức tạp với 5 buồng riêng biệt; lưu lượng mật nặng phù hợp với dịch dạ dày nặng

Hệ bài tiết:

Đại tràng – trơn, khả năng hấp thụ tối thiểu

Đường tiêu hóa – dài gấp ba lần xương sống

Tứ chi (chân tay):

Các chân trước và chân sau: có móng vuốt

Có bốn chân – đi trên cả bốn chân

Hệ thống vảy:

Da – 100% bao phủ bởi lông

Tuyến mồ hôi – sử dụng lưỡi và chỉ có các tuyền mồ hôi ở bàn chân

Hệ thống xương:

Răng – răng cửa ở phía trước, răng hàm ở phía sau, răng nanh lớn để xé mồi

Hàm – xương hàm mở theo một chiều, lên trên và xuống dưới

Đuôi – có đuôi

Hệ tiết niệu:

Các quả thận – có tính axit

 

ĐỘNG VẬT ĂN TẠP

Bao gồm:

Các loại chim (các loại gà, gà tây, vv), lợn, chó,…

Chế độ ăn:

Một ít thịt, rau, trái cây, rễ cây và vỏ cây

Hệ tiêu hóa:

Lưỡi – thô hoặc thô vừa phải

Tuyến nước bọt – kém hoạt động

Dạ dày – axit dạ dày vừa phải (HCL và vị dịch tố)

Ruột nhỏ – nhăn ít, thể hiện khả năng ăn rau

Gan – cấu trúc phức tạp và về mặt tỉ lệ kích cỡ so với cơ thể thì nó lớn hơn so với gan của con người

Hệ bài tiết:

Đại tràng – ngắn hơn so với đại tràng của con người, khả năng hấp thụ tối thiểu

Đường tiêu hóa – dài gấp mười lần xương sống

Tứ chi (chân tay):

Chân trước và chân sau: có móng guốc, móng vuốt và bàn chân

Có bốn chân – đi bằng cả bốn chân trừ các loài chim (chỉ có hai chân và chỉ đi bằng hai chân)

Hệ thống vảy:

Da – trơn, nhờn dầu, có lông hoặc lông vũ

Tuyến mồ hôi – rất nhỏ; chỉ ở xung quanh mõm (các loài lợn), và bàn chân (các loài chó) và loài chim không có tuyến này

Hệ thống xương:

Răng – có ngà giống như răng nanh hoặc mỏ

Hàm – xương hàm có thể mở đa chiều (dọc và ngang)

Đuôi – có đuôi

Hệ tiết niệu:

Các quả thận – có tính axit

 

ĐỘNG VẬT ĂN CỎ

Bao gồm:

Ngựa, bò, cừu, voi, hươi, nai,…

Chế độ ăn:

Rau, cỏ và một số loại rễ cây, vỏ cây

Hệ tiêu hóa:

Lưỡi – thô một cách vừa phải

Tuyến nước bọt – sự tiêu hóa mang tính kiềm (alkaline) bắt đầu tại đây

Dạ dày – dạng thuôn dài, là loại dạ dày phức tạp nhất (như một quy luật, có bốn hoặc nhiều hơn bốn ngăn); axit dạ dày yếu.

Ruột nhỏ – dài và nhăn để hấp thụ sâu rộng

Gan – tương tự như gan của con người (lớn hơn một chút xét về sức chứa)

Hệ bài tiết:

Đại tràng – dài, nhăn, hấp thụ sâu rộng

Đường tiêu hóa – dài gấp ba mươi lần xương sống

Tứ chi (chân tay):

Chân trước và chân sau – có móng vuốt

Có bốn chân – đi trên cả bốn chân

Hệ thống vảy:

Da – các lỗ chân lông, lông to bao trùm toàn bộ cơ thể

Tuyến mồ hôi – bao gồm hàng triệu các ống dẫn mồ hôi

Hệ thống xương:

Răng – có 24 răng hàm, 8 răng nanh ở phía trước của mỗi hàm để cắt thức ăn

Hàm – xương hàm có thể mở đa chiều (trên dưới, trái phải, phía trước phía sau, tạo ra tác dụng mài)

Hàm – chỉ có một chiều, trên và dưới

Đuôi – có đuôi

Hệ tiết niệu:

Các quả thận – có tính kiềm

 

ĐỘNG VẬT ĂN TRÁI CÂY

Bao gồm:

Con người và các loài linh trưởng

Chế độ ăn:

Chủ yếu ăn trái cây, ngoài ra ăn hạt, hạt mầm, các loại rau và cỏ ngọt

Hệ tiêu hóa:

Lưỡi – trơn, được sử dụng chủ yếu như một cái xẻng

Tuyến nước bọt – hoạt động mạnh

Dạ dày – dạng thuôn dài với hai ngăn

Ruột nhỏ – nhăn, hấp thụ sâu rộng

Gan – cấu trúc đơn giản và có kích cỡ trung bình, không lớn và phức tạp như gan của động vật ăn thịt

Hệ bài tiết:

Đại tràng – nhăn (dạng nếp gấp/dạng túi) để hấp thụ sâu rộng

Đường tiêu hóa – dài gấp mười hai lần xương sống

Tứ chi (chân tay):

Tay (phía trên) – có các ngón tay để chọn, bóc và xé thức ăn

Chân (phía dưới) – có các ngón chân

Đi thẳng trên hai chi

Hệ thống vảy:

Da – các lỗ chân lông, lông tối thiểu

Tuyến mồ hôi – bao gồm hàng triệu các ống dẫn mồ hôi

Hệ thống xương:

Răng – có 32 răng: 4 răng cửa (để cắt thức ăn), 2 răng nanh (nhọn đầu), 4 răng hàm nhỏ (có hai đầu nhọn) và 6 răng hàm (không có dạng răng nanh thực sự như các loài ăn thịt hoặc dạng ngà dạng mỏ như các loài chim)

Hàm – xương hàm có thể mở đa chiều (trên dưới, trái phải, phía trước phía sau, vv)