Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến

Quy định mới về thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng

Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến

style=”text-align:center”>

Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến, cụ thể: Trình tự thực hiện, hồ sơ làm thủ tục; cách thức thực hiện; yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính. Mời các bạn cùng tham khảo.

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình

Mẫu đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình

Mẫu hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp công trình

1. Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến:

1.1. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Văn phòng Ban Quản lý Khu Nam (Địa chỉ: số 9 – 11, đường Tân Phú, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh; Thời gian: sáng từ 08 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, từ thứ Hai đến thứ Sáu).

Khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Văn phòng Ban Quản lý Khu Nam sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:

+ Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Văn phòng Ban Quản lý Khu Nam (thời gian: 30 ngày).

Lưu ý: Người nộp và nhận kết quả hồ sơ phải là chủ đầu tư công trình hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục (có công chứng).

1.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp nộp tại trụ sở Ban Quản lý Khu Nam.

1.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến theo mẫu. Số lượng: 01 bản chính.

b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Công văn số 3208/UBND-ĐTMT ngày 28/6/2013 của UBND thành phố kèm bản đồ hiện trạng vị trí khu đất công trình xin phép xây dựng. Số lượng: 01 bản sao có chứng thực.

c) Bản vẽ thiết kế (bản chính). Số lượng: 02 bộ, mỗi bộ gồm:

d) Các tài liệu khác: Ngoài các tài liệu quy định như trên, tuỳ thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau:

1.4. Thời hạn giải quyết:

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu Nam.

b) Cơ quan phối hợp (nếu có): các sở – ngành liên quan.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Ban Quản lý Khu Nam hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.

1.8. Lệ phí: 100.000 đồng VN (theo quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

c) Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện;

d) Đối với công trình trong đô thị phải:

e) Đối với công trình xây dựng ngoài đô thị, không theo tuyến: Phải phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: