Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ có mấy dạng?

Trong các tác phẩm văn thơ, để nhấn mạnh về nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm, người viết có thể sử dụng nhiều các biện pháp tu từ khác nhau trong đó có thể kể đến điệp ngữ. Vậy điệp ngữ là gì và phép điệp có mấy dạng? Hoatieu xin kể tên các loại điệp ngữ trong nội dung sau đây.

Sau đây là một số kiến thức giúp bạn đọc tìm hiểu về điệp ngữ để nắm được điệp ngữ là gì và các loại điệp ngữ, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Thế nào là điệp ngữ

id=”mcetoc_1fo4ir7hq7″>

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ hay thậm chí là cả một câu có dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn hoặc đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta gọi là điệp từ, lặp các cụm hay các câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có biện pháp lặp lại một dạng câu (câu nghi vấn, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn thơ, đoạn văn thì gọi là điệp cấu trúc câu (hoặc điệp cấu trúc cú pháp).

2. Phân loại điệp ngữ

id=”mcetoc_1fo4ir7hq8″>

Điệp nối tiếp

id=”mcetoc_1fo4ir7hq9″>

Điệp nối tiếp là dạng điệp mà trong đó các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là nhằm tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ cho điệp nối tiếp:

“Anh đã tìm em rất lâu, rồi rất lâu

Thương em, thương em, anh thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có dùng phép điệp nối: “rất lâu” lặp hai lần trong câu một và “thương em” lặp ba lần liên tiếp trong câu hai. Với việc sử dụng phép điệp nối tiếp tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, diễn tả nỗi nhớ nhung của tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng

id=”mcetoc_1fo4ir7hqa”>

Điệp ngắt quãng là biện pháp dùng các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong 1 câu văn hoặc cách nhau trong 2, 3 câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ về điệp ngắt quãng:

– “Ta làm 1 con chim hót

Ta làm 1 cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

1 nốt trầm xao xuyến”.

(Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được Thanh Hải lặp lại ba lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy một khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình vào làm mọi điều trong cuộc sống.

Thêm 1 ví dụ khác: “Tre xung phong xông vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, tre giữ nước, giữ mái nhà tranh, tre giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ người. Tre là anh hùng lao động! Tre là anh hùng chiến đấu!”

(Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại rất nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và lặp lại những 4 lần trong cùng một câu. Đây chính là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và thể hiện hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng dân tộc “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

id=”mcetoc_1fo4ir7hqb”>

Điệp vòng có thể hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn hoặc câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu thơ, câu văn tiếp theo sau tạo sự chuyển tiếp, gây một cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ về phép điệp chuyển tiếp:

“Khói Tiêu Tương thì cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương lại cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại rồi cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh chỉ những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh kia ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp thì ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – tác giả Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm)

Hai từ “Thấy” và “ngàn dâu” là từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, có vẻ trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ ở màu xanh của dâu mà đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng phải đi xa của người chinh phụ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.