tại sao mồ hôi ra nhiều | Hỏi gì?

5. Ung thư

Tình trạng mồ hôi tăng tiết bất thường, đặc biệt là vào ban đêm, có thể là một triệu chứng sớm của bệnh ung thư. Các bệnh ung thư như u lympho, bệnh bạch cầu, u tế bào crom… thường gây đổ mồ hôi nhiều, đi kèm với sưng hạch, sốt cao, ớn lạnh, người mệt mỏi…

6. Rối loạn nội tiết

Tình trạng này xuất hiện ở cả nam và nữ. Việc thiếu hụt hormone testosterone và estrogen ở cả hai giới có thể khiến cơ thể truyền thông tin sai lệch cho não, khiến não cho rằng cơ thể đang bị nóng nên tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt.

7. Ra mồ hôi nhiều do bệnh đái tháo đường

Ra nhiều mồ hôi là bệnh gì? Tình trạng này có thể là biến chứng thường gặp ở những người bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đường huyết gây biến chứng lên hệ thần kinh, khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động sai cách, từ đó làm rối loạn hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi. Để khắc phục tình trạng này, người bị đái tháo đường cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học.

Người ra nhiều mồ hôi nên điều trị thế nào?

Ra mồi hôi nhiều

Phương pháp điều trị dành cho người ra nhiều mồ hôi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, việc quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân.

Có 4 phương pháp điều trị phổ biến cho người ra nhiều mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật là:

1. Dùng thuốc

Có 2 loại thuốc được dùng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi đó là thuốc bôi ngoài da và thuốc kháng cholinergic dạng uống:

  • Thuốc bôi: Đây là cách đơn giản nhất để điều trị chứng ra mồ hôi nhiều. Thông thường, các loại thuốc bôi này sẽ chứa muối nhôm clorua, có tác dụng bịt kín lỗ chân lông khiến mồ hôi không thể thoát ra bên ngoài. Tuy nhiên, do thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời và chỉ thích hợp với những vùng da nhỏ như nách, lòng bàn tay, bàn chân nên bạn phải dùng hàng ngày.
  • Thuốc kháng cholinergic: như oxybutynin, glycopyrrolate, propantheline… có thể giúp giảm ra mồ hôi nhờ tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: khô miệng, táo bón, bí tiểu, loạn nhịp tim, mờ mắt… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Điện di ion

Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị đổ mồ hôi tay và chân. Khi thực hiện, bạn sẽ ngâm bàn tay hoặc bàn chân vào một dung dịch điện ly có dòng điện thấp khoảng 10 miliampe trong khoảng từ 20 – 30 phút. Để việc điều trị có hiệu quả, bạn cần thực hiện ít nhất 3 lần/tuần trong tháng đầu tiên, những tháng tiếp theo có thể giảm xuống thành 2 – 4 lần/tháng. Phương pháp này khá an toàn và có thể có hiệu quả trong 6 tháng, sau đó chứng tăng tiết mồ hôi vẫn có thể tái phát. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là phương pháp này không thích hợp dùng cho phụ nữ mang thai, người đang đặt máy tạo nhịp tim, người bệnh động kinh…