[REVIEW AZ] Trong 100g cơm có bao nhiêu protein?

cơm có bao nhiêu protein
cơm có bao nhiêu protein

Cơm là thực phẩm chính trong các bữa ăn không thể thiếu đặc biệt đối với những người Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết về thành phần dinh dưỡng và lượng protein có trong cơm để có thể tăng giảm khẩu phần ăn phù hợp với nhu câu sức khỏe. Bài viết dưới đây trên Review AZ sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề cơm có bao nhiêu protein? Hãy cùng theo dõi.

Thành phần dinh dưỡng của gạo trắng

Gạo trắng là là thóc đã được tách vỏ trấu và loại bỏ lớ cám và mầm. Thành phần chính của gạo trắng là tinh bột chiếm đên 80%, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hàm lượng tinh bột sau khi hấp thu vào cơ thể được chuyển hóa thành đường. Bên cạnh đó gạo trắng có 7.5% protein, 12% nước và 0.5% la các vitamin và chất khoáng thiết yếu. Lượng nhỏ chất đạm thực vật có trong gạo đóng vai trò cung cấp axit amin lam cấu tao các mô, nội tiết và enzyme. Gạo trắng có chứa sắt, magie, kẽm, kali, photpho,…

90% năng lượng gạo cung cấp chủ yếu do carb. Trong tinh bột có amylose và amylopectin đây là 2 thành phần có ảnh hưởng đến hạt cơm sau khi nấu chín để không ảnh hưởng đến các giá trị dinh dưỡng làm cho hạt cơm cứng và dẻo vừa phải. Gạo cũng giống với các loại ngũ cốc khác, chúng chứa các vitamin như vitamin B11, vitamin B2, niacin, sắt, vitamin E. Trong đó thiamin và vitamin B1 có khả năng tiêu hóa đường glucose, hỗ trợ các tế bào thân kinh, duy trì hoạt động tim.

Hàm lượng chất riboflavin ít trong gạo trắng có thể sản xuất năng lương va nuôi bì mô mắt và da. Ngoài ra thì thực phẩm này có 1.8 mg niacin, 0.6g chất béo, gạo sau khi đươc nấu chín có 44.2g đường.

Dinh dưỡng trong 1 bát cơm trắng

Gạo sau khi nấu chín thành cơm cũng có sự thay đổi về thành phần dinh dưỡng. Trung bình trong 1 bát cơm trắng 100g không chỉ có tinh bột mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác:

  • 3g chất béo
  • 1mg natri
  • 35 mg kali
  • 2 g carb.
  • 10 mg canxi.

Cơm có bao nhiêu protein?

Protein giúp xây dựng cơ thể và hình thành cơ bắp, thịt gân, da và các cơ quan nội tạng khác. Chất đạm cũng đóng vai trò trong việc sản xuất enzyme, hormone và chất dẫn truyền thần kinh. Cơm cũng là nguồn cung cấp protein tốt cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa, protein trong cơm có các phân tử amino axit giúp thành lậ mô bì, tạo ra enzyme. Giá trị sử dụng protein của gạo lâ 63 cao hơn so với lúa mì và ngô.  Tùy từng loại gạo khác nhau mà hàm lượng protein cũng sẽ có sự thay đổi:

100g cơm trắng có chứa 2.7 g protein.

100g gạo lứt có 4.5 g protein.

200 gạo nếp có 3.5 g protein.

100g gạo tẻ có 7.9 g protein.

Mỗi người cần 0.8 g protein trên 1kg trọng lượng cơ thể. Như vậy có thể tính được đối với 1 người đàn ông trưởng thành, ít vận động cần 56g protein. Còn phụ nữ ít vận động cần 46g protein 1 ngày.

Lượng protein khiêm tốn này đủ để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Mặc dù vậy, các nghiên cứu chỉ ra đó là chưa đủ để bảo đảm cho một sức khỏe và thể chất tối ưu. Con số chính xác protein cho một cá nhân cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ hoạt động thể chất, độ tuổi, trọng lượng cơ thể, mục tiêu vóc dáng và hiện trạng sức khỏe.

Ăn cơm có béo không?

Nhiều người cho rằng vì cơm có chứa lượng lớn tinh bột nên cho rằng ăn cơm sẽ béo. Cùng tìm hiểu về lượng calo có trong 1 bát cơm nhé.

Thông thường 1 bát cơm trắng 100g có 130 calo.

Một người trưởng thành có thể ăn từ 2 đến 4 bát cơm để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể để đảm bảo hoạt động của 1 ngày. Như vậy không hề gây ra tình trạng béo phì.

Nguyên nhân chính của tình trang béo phì là do thừa năng lượng và tích tụ mỡ thừa. Như vậy nếu ăn cơm kết hợp với vận động thì sẽ không gây tăng cân, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều và không kết hợp vận động để tiêu hao năng lượng thì sẽ gây tích tụ mỡ thừa.

Chính vì thế mà để giảm cân hiệu quả thì bạn nên quan tâm đến lượng calo tiêu thụ trong ngày phải lớn hơn lượng calo nạp vào cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo rằng: cơm cung cấp nhiều calo, chất đạm, vitamin cùng nhiều thành phần rất tốt cho cơ thể. Nhịn cơm để giảm cân nếu kéo dài tình trạng này sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng: chóng mặt, thiếu máu, suy nhược cơ thể,…

Vậy nên nếu ăn lượng cơm vừa đủ và luyệt tập, hoạt động thì sẽ không gây béo.

Những lợi ích của cơm đối với cơ thể.

Ăn cơm mang đến nhiều lợi ích tích cực cho cơ thể.

+ Tăng năng lượng.

Cơm là một trong những thực phẩm giúp tăng cường năng lượng hiệu quả vì chứa hàm lượng carbohydrate dồi dào. Carbs được chuyển hóa để biến thành nhiên liệu cho cơ thể.Tinh bột – thành phần chính của gạo – được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành đường, sau đó chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Chất béo trong tinh bột là nguồn nhiên liệu cho hoạt động của tất cả các tế bào, trong đó có tế bào não.Nếu cơ thể thiếu hụt carbohydrate trong thời gian dài sẽ gây rối loạn hoạt động của não bộ. Quá trình chuyển hóa chất đạm và chất béo phải diễn ra nhanh hơn khiến gan thận phải làm việc tăng công suất, làm việc quá sức có thể dẫn đến suy gan, thận.

+ Ngăn ngừa được các loại bệnh.

Trong cơm có những thành phần giúp chống lại bệnh ung thư đặc biệt là cơm từ gao nâu cso chứa chất xơ không hòa tan. Vitamin và hợp chất flavonoid có khả năng loại bỏ gốc tự do có ảnh hưởng đến tiêu cực. Ngoài ra gạo lức có thể chống lại bệnh alzheimer nhờ sự dẫn truyền thần kinh, kiềm chế ảnh hưởng của gốc tự do dẫn đến bệnh mất trí.

Natri có trong gạo rất tốt đối với người cao huyết áp. Cơm có khả năng làm giảm cholesterol trong máu và làm giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch hiệu quả.

+ Điều hòa cholesterol

Cơm có nhiều tinh bột nhưng không chứa chất béo hay cholesterol có hại, natri. Vì vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe như khi ăn đồ ngọt, đặc biệt nos có khả năng điều hòa cholesterol trong cơ thể tốt cho ngườ tim mạch.

+ Ổn định huyết áp.

Gạo có hàm lượng natri thấp, rất tốt cho những người kiểm soát tốt bệnh cao huyết áp, huyết áp cao. Quá nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người cao huyết áp, cơm được coi là biện pháp hữu hiệu giúp ổn định huyết áp và ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh tim mạch

+ Hỗ trợ làm đẹp da.

Các hợp chất chống oxy hóa trong cơm giúp ngăn lại quá trình lão hóa cơ thể và chống tình trạng chảy xệ da. Như vậy ăn cơm không những không gây béo ma còn có thể làm đẹp da giúp săn chắc và khỏe mạnh làn da. Giúp giữ lại nét thanh xuân và giữ cho làn da trẻ trung, khỏe đẹp.

+ Tăng cường miễn dịch.

Các chất dinh dưỡng và vitamin có trong cơm có khả năng tăng đề kháng giúp chống lại các loại bệnh thông thường. Canxi có trong cơm tốt cho xương, răng và các bộ phận khác trong cơ thể.

Những tác hại khi không ăn cơm

Ăn cơm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đối với việc không ăn cơm trong một thời gian dài không chỉ không tốt mà còn mang lại những tác hại xấu cho sức khỏe.

  • Hơi thở có mùi chua: không ăn cơm trong một thời gian dài dẫn đến tinh trạng khô miệng và hơ thở có mùi.
  • Mệt mỏi, không có sức lực: Cơm cung cấp nguồn năng lượng giúp duy trì các hoạt động hàng ngày vì vậy nếu nhịn không ăn cơm có thể dẫn đến suy nhược va cơ thể mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng đến cả hoạt động của não bộ.
  • Hoa mắt chóng mặt: Cơ thể cảm thấy suy kiệt, không có năng lượng làm việc, học tập. Điều này cũng dẫn đến việc mất ngủ, nóng giận, căng thẳng.
  • Rối loạn tâm lý: Những người không ăn cơm trong thời gian dài có thể gặp tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa, mắc cấc bệnh liên quan đến tiêu hóa.
  • Suy giảm trí nhớ: không ăn cơm gây ra trí nhớ bị giảm vì không được cung cấp lượng tinh bột đến não bộ khiến cho trí nhớ bị hạn chế. Tế bào của não được nuôi dưỡng từ đường glucose. Mà ăn cơm có thể chuyển hóa tinh bột thành glucose đi nuôi dưỡng não, duy trì các chức năng của não. Sự thiếu hụt này làm giảm khả năng đề kháng, ức chế quá trình chuyển hóa năng lượng, quá trình trao đổi chất, đồng thời cũng làm mất cân bằng hệ thống thần kinh.

Ăn quá nhiều cơm cũng không tốt cho sức khỏe và cũng có thể gây tích tu mỡ thừa vì vậy chỉ nên ăn một lượng cơm phù hợp với cơ thể. Đối với người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 3 bát cơm mỗi bữa để duy trì các hoạt động. Và sử dụng các loại gạo tốt cho sức khỏe. Có thể trộn gạo trắng với gạo nâu hoặc gạo lứt,gạo tím, ngũ cốc… những loại gạo có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất mà không lo tăng cân. Hàm lượng calo trong gạo lứt thấp hơn nhiều so với gạo trắng. Gạo lứt cũng chứa nhiều chất xơ nên tạo cảm giác no lâu, tránh thèm ăn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chuyển hóa chất béo thành năng lượng, tăng cường quá trình trao đổi chất, hạn chế tích tụ năng lượng dư thừa. Nếu đang trong quá trình giảm cân thì nên hạn chế cấc thực phẩm chứa nhiều calo khác, bổ sung chất xơ khi ăn với cơm trắng, uống nhiều nước trắng và nước trái cây. Không nên ăn cơm sau 7 giờ tối vì có thể gây tích tụ mỡ thừa và gây tăng cân. Hơn nữa, dạ dày buổi tối hoạt động kém năng suất nên sẽ vất vả với các chất khó tiêu hóa như tinh bột. Nếu có thể, bạn nên giảm bớt một lượng cơm vào buổi tối để không nặng bụng khi đi ngủ. Nên kết hợp luyện tập thể dục thể thao để có một cơ thể săn chắc

NÊN XEM THÊM:

Qua bài viết bạn đã biết đươc cơm có bao nhiêu protein để cân đối lại dinh dưỡng tốt cho sức khỏe hàng ngày. Không nên cắt bỏ hoàn toàn cơm khỏi bữa ăn hàng ngày, thay vì vậy hãy ăn cơm đúng cách và kết hợp với luyện tập để có một cơ thể khỏe mạnh.