[REVIEW AZ] Có bầu khoảng bao lâu thì ốm nghén?

Có bầu khoảng bao lâu thì ốm nghén
Có bầu khoảng bao lâu thì ốm nghén

Mang thai là niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên, có nhiều chị em không sớm nhận biết điều này, dẫn tới chậm trễ trong việc chăm sóc sức khỏe và thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết mình có thai sớm nhất? có bầu khoảng bao lâu thì ốm nghén? Chăm sóc thai thời kỳ đầu mang thai như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây của Review AZ.

Hiện tượng ốm nghén là gì?

Ốm nghén được hiểu đơn giản là tình trạng mẹ bầu thường gặp  nhiều triệu chứng khó chịu bao gồm: nôn, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ,… Biểu hiện nghén ở mỗi phụ nữ mang thai thường khác nhau, có những mẹ nghén đồ ăn, nghén ngủ, nghén chua, nghén ngọt…

Theo con số thống kê, có đến 3⁄4 sản phụ mang thai thời kỳ đầu sẽ có cảm thấy ốm nghén, đặc trưng với biểu hiện buồn nôn hoặc nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ và 1⁄2 số người chỉ nôn mửa khi mang thai. Ốm nghén khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu suốt thai kỳ. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng tùy vào thể trạng của mỗi người mà các cơn ốm nghén sẽ có cường độ và triệu chứng khác nhau.Những bà  bầu dưới đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nghén cao hơn:

  •       Những phụ nữ mang thai lần đầu
  •       Bà bầu quá béo, thừa cân
  •       Người có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước đó
  •       Bà bầu mang song thai hoặc đa thai

Có mẹ bầu chỉ có dấu hiệu ốm nghén thoáng qua nhưng có những phụ nữ xuất hiện những cơn ốm nghén nặng gây nên nhiều triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, mất nước và sức khỏe suy giảm, cụ thể như sau:

  1. Nhóm phụ nữ nghén thường

Chỉ có khoảng 10-20% phụ nữ mang thai thời kỳ đầu không có dấu hiệu ốm nghén. Có khoảng 80% phụ nữ mang thai thuộc nhóm này, nghĩa là biểu hiện nghén  là dấu hiệu hết sức bình thường ở thai phụ.

Những chị em có dấu hiệu nghén thông thường có xuất hiện tình trạng mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn ói xuất hiện không thường xuyên, chỉ khoảng 1-2 lần/ngày. Trong khi xuất hiện tình trạng ốm nghén, mẹ vẫn có thể kiểm soát tốt, vẫn có thể ăn uống và làm việc bình thường.

Nhóm phụ nữ mang thai nghén thường không bị sụt cân, không phải nghỉ ngơi suốt thời kỳ ốm nghén. Thường các mẹ chỉ gặp tình trạng này trong những tuần thai kỳ đầu và sẽ giảm rõ rệt vào thời điểm sau 12 tuần mang thai.

  1. Nhóm  phụ nữ mang thai nghén nặng

Theo thống kê, chỉ có khoảng 5-10% phụ nữ mang thai có dấu hiệu nghén nặng. Thậm chí họ không chỉ nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ mà suốt cả thai kỳ. Họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nôn ói, không có sức lực. Dạ dày luôn trống rỗng, cơ thể gầy yếu không hấp thụ được dinh dưỡng. Mẹ bầu không thể ăn uống được, tình trạng sút cân xảy ra từ 2-10kg đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Khi cơ thể mẹ bầu quá suy nhược sẽ dẫn tới mất cân bằng điện giải. Khi bệnh trở nặng thậm chí có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghén nặng, không chỉ bao gồm thể trạng cơ thể mà đôi khi còn do mẹ gặp vấn đề về dạ dày, đường ruột…

Có bầu khoảng bao lâu thì ốm nghén?

Nhiều chị em phụ nữ lần đầu mang thai có chung băn khoăn, không biết rằng thời kỳ ốm bắt đầu từ khi nào và khi nào kết thúc? Đối với câu hỏi này, bác sĩ chuyên Sản phụ khoa Hà Thị Huệ tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết:

Thông thường cơn ốm nghén sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4- 6 của thai kỳ và diễn ra xuyên suốt thời kỳ mang thai 3 tháng đầu. Một số mẹ bầu sẽ bắt đầu ốm nghén muộn hơn từ tuần 8 – 12 và có xu hướng nặng hơn trong tháng tiếp theo.

Mức độ ốm nghén, thời gian ốm nghén ở mỗi người khác nhau. Có những mẹ bầu ốm nghén đến tận sau 14 tuần. Tuy vậy, cũng có mẹ bầu phải mất thêm một tháng nữa hoặc hơn mới có thể trở lại bình thường. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp:

–         Ốm nghén thường xảy ra có thể  do một loại hormone thai kỳ hay còn gọi là hormone HCG tăng nhanh trong thời gian đầu mang thai. Thông thường, đối với những mẹ mang bầu song thai thì nồng độ HCG càng cao, mức độ ốm nghén cũng nặng hơn những phụ nữ thai đơn.

–         Hormone progesterone tăng nhanh – đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Điều này xảy ra khi, hormone này khiến thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa hơn, mẹ dễ gặp phải tình trạng  đầy hơi, chướng bụng; gây ra hiện tượng trào ngược thực quản tạo cảm giác buồn nôn mạnh mẽ;…

–         Hệ thần kinh  ở phụ nữ mang thai hết sức nhạy cảm, thính giác trở nên nhạy bén hơn bình thường; mẹ dễ bị dị ứng với các loại thức ăn, mùi vị mà trước đây vẫn ăn uống bình thường.

Bà bầu cần làm gì để giảm tình trạng ốm nghén?

Như đã trình bày nêu trên, tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai được cho là dấu hiệu bình thường không cần can thiệp điều trị. Tình trạng này thường sẽ kết thúc khi hết thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Theo đó, để giảm thiểu hiệu quả triệu chứng ốm nghén, giúp mẹ có cơ thể khỏe mạnh hơn, đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần chú ý những điều cơ bản dưới đây:

–         Sử dụng vitamin: bổ sung vitamin hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ trước khi mang thai, trong khi mang thai là vô cùng quan trọng giúp giảm nguy cơ ốm nghén.Theo đéo, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên dùng axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp không chứa sắt sẽ có tác dụng giúp giảm ốm nghén hiệu quả. Sau này khi tình trạng nghén giảm, thai phụ có thể tiếp tục dùng vitamin tổng hợp thường xuyên.

–         Nên súc miệng thường xuyên nếu tiết nhiều nước bọt: đặc trưng của những tháng đầu mang thai đó là chị em thấy dịch tiết nước bọt xuất hiện nhiều hơn. Lúc này sẽ gia tăng cảm giác buồn nôn, khiến ốm nghén trở nên càng trầm trọng. Bạn có thể pha nước cùng với 1 thìa cà phê soda, nó còn giúp cho việc bảo vệ răng bạn không bị bào mòn bởi acid dạ dày.

–         Nếu dị ứng với một số mùi vị thức ăn, hãy tránh xa nó; tránh xa đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng có hàm lượng protein cao.

–         Bạn có thể thường xuyên ăn bánh quy hoặc bánh mì giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, giảm thiểu tình trạng nôn hoặc buồn nôn khó chịu.

–         Nếu không thể ăn nhiều, thường xuyên nôn hoặc buồn nôn thì mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn, hãy ăn 4-5 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa ăn chính.

–         Ăn nhiều thực phẩm khô, đơn giản như gạo trắng, bánh mì nướng khô hoặc khoai tây nướng, đồ ăn khô… cũng giúp giảm nghén khi mang thai.

–         Ăn hoa quả tươi ngon, không chứa chất bảo quản như: cam, bưởi, sung,….giúp mẹ giảm thiểu tình trạng ốm nghén rất tốt.

–         Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít chất lỏng hàng ngày (bao gồm cả nước, đồ uống, canh, v.v…) với số lượng nhỏ uống thường xuyên.

–         Luôn giữ sạch sẽ môi trường xung quanh, giữ cho phòng thông thoáng, tránh bí bách hoặc ẩm mốc sẽ khiến cho mẹ bầu càng thêm khó chịu.

–         Nghỉ ngơi nhiều hơn khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cố gắng ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày.

–         Ngửi gừng hoặc chanh, có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Lý do bởi gừng đã được báo cáo có tác dụng giảm nghén khi mang thai tương đương với vitamin B6  được cho là an toàn cho thai phụ.

–         Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, có cồn sẽ không tốt cho phụ nữ mang thai.

–         Tránh căng thẳng, mệt mỏi, cần giữ cho mình một tâm lý tốt nhất.

–         Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, có thể đi bộ, tập yoga…để có một sức đề kháng tốt nhất.

–         Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ  một loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

–         Tiêm phòng đầy đủ các mũi trước khi mang thai, tạo nền tảng cho em bé phát triển tốt nhất.

Khi nào ốm nghén nên gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng buồn nôn, nôn và ốm nghén không thuyên giảm. Đặc biệt là sau khi đã trải qua 3 tháng thai kỳ, mẹ bầu cảm thấy suy kiệt, gầy yếu, không ăn uống được thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng các phương pháp như: truyền dịch để bù lượng dịch và các chất điện giải bị thiếu hụt, dùng thuốc chống ói…..

Đặc biệt, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần phải thăm khám sức khỏe, khám thai theo chỉ định lịch hẹn của bác sĩ chuyên Sản phụ khoa để theo dõi tiến trình phát triển của em bé, bảo vệ cho mẹ một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

NÊN XEM THÊM:

Mọi thắc mắc về chủ đề có bầu khoảng bao lâu thì ốm nghén, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY để được Review AZ tư vấn và giải đáp miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe.