Quy định về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh

Tiêu chuẩn của Bộ giáo dục về bàn ghế học sinh

Bản in

Kích thước bàn ghế học sinh được quy định cụ thể như thế nào? Trong bài viết này Thiquocgia.vn xin được chia sẻ một số quy định cụ thể của Bộ giáo dục và Bộ y tế về quy định về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh.

Kích thước bàn ghế học sinh

id=”mcetoc_1dem8a5jc0″>

1. Quy định cỡ số và mã số bàn ghế theo nhóm chiều cao học sinh:

Cỡ số

Mã số

Chiều cao học sinh (cm)

I

I/100 – 109

Từ 100 đến 109

II

II/110 – 119

Từ 110 đến 119

III

III/120 – 129

Từ 120 đến 129

IV

IV/130 – 144

Từ 130 đến 144

V

V/145 – 159

Từ 145 đến 159

VI

VI/160 – 175

Từ 160 đến 175

2. Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số cho phép của kích thước là ± 0,5cm):

Thông số

Cỡ số

I

II

III

IV

V

VI

– Chiều cao ghế (cm)

26

28

30

34

37

41

– Chiều sâu ghế (cm)

26

27

29

33

36

40

– Chiều rộng ghế (cm)

23

25

27

31

34

36

– Chiều cao bàn (cm)

45

48

51

57

63

69

– Hiệu số chiều cao bàn ghế (cm)

19

20

21

23

26

28

– Chiều sâu bàn (cm)

45

45

45

50

50

50

– Chiều rộng bàn (cm)

+ Bàn một chỗ ngồi

60

60

60

60

60

60

+ Bàn hai chỗ ngồi

120

120

120

120

120

120

Kiểu dáng, mầu sắc bàn ghế học sinh

id=”mcetoc_1dem8a5jc1″>

1. Bàn ghế được thiết kế tối đa không quá hai chỗ ngồi.

2. Bàn và ghế rời nhau độc lập.

3. Bàn phải bố trí chỗ để đồ dùng học tập phù hợp với cấu trúc thiết kế.

4. Ghế có thể có tựa sau hoặc không có tựa sau phù hợp với lứa tuổi học sinh.

5. Các góc, cạnh của bàn ghế phải nhẵn đảm bảo thẩm mỹ, an toàn.

6. Bàn ghế sử dụng màu sắc đảm bảo tính thẩm mỹ và phải phù hợp với môi trường học tập của lứa tuổi học sinh.

Vật liệu làm bàn ghế học sinh

id=”mcetoc_1dem8a5jc2″>

Mặt bàn, mặt ghế và chân bàn, chân ghế phải được làm bằng vật liệu cứng chịu lực, chịu được nước, không cong vênh, không độc hại.

Kết cấu của bàn ghế

id=”mcetoc_1dem8a5jc3″>

1. Bàn ghế được kết cấu chắc chắn, chịu được sự di chuyển thường xuyên.

2. Các ghép nối được liên kết chắc chắn, nhẵn, đẹp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Nhãn bàn ghế

id=”mcetoc_1dem8a5jc4″>

Bàn ghế phải có nhãn theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; nhãn được ghi rõ ràng, bền trong quá trình sử dụng và tối thiểu phải có những thông tin của tên sản phẩm, tên của nhà sản xuất (đối với bàn ghế nhập khẩu phải có tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối), năm sản xuất, cỡ số của sản phẩm.

Bố trí bàn ghế trong phòng học

id=”mcetoc_1dem8a5jc5″>

1. Bàn ghế được bố trí phù hợp với đa số học sinh. Trong một phòng học có thể bố trí đồng thời nhiều cỡ số.

2. Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng phải bảo đảm cho học sinh ngồi ở vị trí trong cùng và vị trí ngoài cùng của hàng bàn đầu có góc nhìn đến tâm bảng không nhỏ hơn 30o và góc quay đầu tối đa không lớn hơn 60o.

3. Cách bố trí bàn ghế trong phòng học thông thường :

Các cự ly cơ bản

Bàn hai chỗ ngồi

Bàn một chỗ ngồi

1. Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng (cm)

215

215

2. Khoảng cách giữa hai dãy bàn (cm)

80

Kê ghép như với bàn hai chỗ ngồi theo các quy định như với bàn hai chỗ ngồi

3. Khoảng cách từ mép bàn đến tường của hướng ánh sáng chính chiếu vào phòng học (cm)

60

4. Khoảng cách từ mép bàn đến tường không phải hướng ánh sáng chính chiếu vào phòng học (cm)

50

5. Khoảng cách giữa hai hàng bàn (cm)

95 – 100

6. Khoảng cách từ hàng ghế cuối đến tường phía sau phòng học (cm)

40

Mời các bạn tham khảo thêm: