PR là gì – Pr là viết tắt của từ gì

PR là gì – Pr là gì trên facebook

Trong  thời kỳ kinh tế hội nhập, có nhiều sự cạnh tranh sôi động  như hiện nay. Có quá nhiều thương hiệu, sản phẩm ra đời, quá nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.. Chính vì vậy việc xây dựng một thương hiệu và giữ vững vị trí thương hiệu công ty, cá nhân là vô cùng quan trọng.

Để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó thì quảng cáo, marketing, hay PR là những công cụ không thể thiếu. Và đâu đó chúng ta nghe nhắc nhiều đến PR, ví dụ như : Cô ca sỉ này cố ý làm nổi, anh diển viên nọ tạo scandal… để PR cho bản thân, để được nhiều người biết đến. Một bộ phim đạt tỷ lệ rating cực cao nhờ chiến dịch PR rầm rộ trước đó…

 Vậy thực ra PR là gì ? Trước khi tìm hiểu định nghĩa PR, chúng ta tìm hiểu sơ qua Marketing là gì để tránh bị nhầm lẩn giữa hai công việc này.

Phân biệt Pr và Marketing

Marketing là gì

Marketing là hoạt động nhằm đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng. Mục tiêu của các hoạt động Marketing hướng đến chính là lợi nhuận bán hàng. Thước đo sự thành công của các chiến dịch Marketing là doanh thu và sự gia tăng doanh số thông qua từng chiến dịch.

Pr là làm gì
Pr là làm gì

PR là gì  

PR là từ viết tắc của public relations – Quan hệ công chúng. PR là quá trình xây dựng những mối quan hệ hay sự giao tiếp hiệu quả có thể là giữa một tổ chức và đối tượng mục tiêu của họ trong đó bao gồm : khách hàng, đối tác, cơ quan chính quyển, các đoàn hội, cổ đông, cán bộ nhân viên công ty.. hoặc cá nhân một nhân vật nổi tiếng với khán giả, người hâm mộ. những người mà họ muốn gây ảnh hưởng.

Ví dụ : Chiến dịch Đèn Đom Đóm là một chiến dịch PR thành công của Friesland Food Dutch Lady Việt Nam. Vì nó tạo được sự giao tiếp hiệu quả giữa khách hàng và doanh nghiệp, đó là sự đồng cảm và sẻ chia. Mỗi hộp sửa được bán ra sẻ đóng góp một phần vào Quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm nhằm giúp đỡ những em học sinh Việt Nam nghèo hiếu học.

Mục tiêu của PR

Các chiến dịch PR nhằm nâng cao sự hiểu biết bên trong ( được gọi là PR nội bộ) và sự tin tưởng của công chúng bên ngoài về các chiến lược, mục tiêu kinh doanh và những thành tựu của doanh nghiệp.

Các chiến dịch PR xây dựng một hình ảnh tích cực và tạo nên thương hiệu riêng, một danh tiếng nhất định trên thị trường. Mục tiêu là  định vị được vị trí của thương hiệu đó trong lòng khách hàng và công chúng.

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẻ như hiện nay thì truyền thông là một phần mà PR hướng đến. PR là cầu nối cho quá trình giao tiếp giữa một tổ chức và công chúng của họ thông qua các phương tiện truyền thông hoặc bất kỳ hình thức giao tiếp nào nhưng phải đảm bảo rõ ràng, trung thực dễ hiểu.

Tạo được sự yêu mến của khách hàng dành cho thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng  sẳn sàng dùng thử sản phẩm hoặc khi đã dùng rồi họ yêu thích sản phẩm của doanh nghiệp, sẳn sàng giới thiệu  sản phẩm với những người thân và bạn bè  là những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Pr nghĩa là gì
Pr nghĩa là gì

Làm thế nào để biết được chiến dịch Pr đó có thành công không

Thước đo sự thành công của chiến dịch PR là sự phản hồi tích cực từ cộng đồng, sự yêu mến, ủng hộ và tin dùng từ khách hàng.

PR là một công cụ rất quan trọng để xây dựng,phát triển doanh nghiệp. Vì nó sẽ giúp  tổ chức hoặc cá nhân đó thiết lập uy tín, nâng cao vị thế,danh tiếng. Từ đó  hỗ trợ thúc đẩy tăng doanh số là điều hiển nhiên.

Chiến lược PR cần có tầm nhìn dài hạn để đạt được mục tiêu kinh doanh và xây dựng danh tiếng của bạn. PR tạo ra những mối quan hệ, sự kết nối và lòng tin với khách hàng tiềm năng, khán giả  cho đến khách hàng thân thiết. Những sản phẩm của hoạt động PR bao gồm các bản tin trên mạng xã hội, trên báo đọc. Hay xuất hiện trước các chương trình  truyền hình, hoặc các sự kiện., hay đơn giản hơn chỉ một câu nói ấn tượng đúng thời điểm tạo nên hot trend cũng đủ sức PR cho người phát ngôn nó.

Những người hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng luôn biết cách sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để xây dựng và duy trì hình ảnh đẹp cho một thương hiệu,một công ty hoặc một cá nhân,..thông qua các chiến dịch PR, quảng cáo.

Để  xây dựng và cân bằng những mối quan hệ, hoạt động PR có hiệu quả đòi hỏi người hoạt động quan hệ công chúng phải luôn có năng lượng. Có tư duy tích cực, linh hoạt đối mặt với những khủng hoảng truyền thông hay những phản ứng tiêu cực. Giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu, danh tiếng đã xây dựng được.