Những phương pháp học thuộc lòng môn Văn nhanh nhất cho học sinh

Tuy không có nhiều dữ kiện và mốc thời gian cần phải nhớ như môn Lịch sử, nhưng học sinh vẫn gặp khó khăn trong việc nghi nhớ tên tác giả, tác phẩm, thời gian sáng tác, ý nghĩa hay hình tượng nghệ thuật… Hôm nay Thiquocgia.vn sẽ chia sẻ với các em cách học thuộc lòng Văn nhanh nhất. Các em sẽ cảm thấy việc học thuộc thật dễ dàng.

1: Học bài trong một không gian yên tĩnh

id=”mcetoc_1deeesut80″ style=”text-align:justify”>

Chọn một thời gian yên tĩnh nhất trong ngày là cách học thuộc Văn nhanh nhất mà học sinh nên áp dụng.

Buổi sáng khoảng thời gian từ 4h30 đến 6h là khung giờ vàng để não bộ ghi nhớ kiến thức. Lúc này không gian sẽ rất yên tĩnh, không khí trong lành nâng cao hiệu quả học tập.

Bên cạnh đó các em cũng cần chú ý đến bàn học của mình. Cần sắp xếp sách vở, dụng cụ học tập thật ngăn nắp gọn gàng. Một góc học tập sạch sẽ bao giờ cũng mang lại cảm hứng học tập tốt hơn.

2: Đọc toàn bộ bài văn để hiểu sau đó gạch chân từ khóa, ý quan trọng

id=”mcetoc_1deeesut91″ style=”text-align:justify”>

Trong bất kì một tác phẩm văn học nào, điều các em bắt buộc phải nhớ là: Tên tác giả, tác phẩm, thời gian sáng tác, nội dung chính của tác phẩm, các dụng ý nghệ thuật…

Ngoài ra học sinh cần học thuộc cả những câu thơ, câu văn để sử dụng trong bài viết của mình. Vậy nên, khi bắt tay vào học một tác phẩm văn học nào đó, các em cần đọc lượt từ trên xuống dưới. Việc đọc lướt qua sẽ giúp các em hình dung được nội dung mà tác giả muốn gửi gắm. Sau đó gạch chân những từ, những ý văn quan trọng. Bước này sẽ hộ trợ việc tóm tắt tác phẩm nhanh chóng hơn. Đây là cách học thuộc lòng nhanh có thể áp dụng cho nhiều môn học.

Những phương pháp học thuộc lòng môn Văn nhanh nhất cho học sinh

3: Cách học thuộc lòng Văn nhanh nhất là tóm tắt ý chính

id=”mcetoc_1deeesut92″ style=”text-align:justify”>

Sau khi đã gạch chân những từ, ý chính của tác phẩm và nắm được nội dung cốt lõi, học sinh nên tóm tắt lại nội dung chính trong bài. Các em có thể lập dàn ý hoặc dùng sơ đồ tư duy.

Lập sơ đồ tư duy được coi là cách học thuộc lòng Văn nhanh nhất. Với sơ đồ tư duy các em sẽ không sợ bỏ sót ý. Tất cả phần quan trọng cần học đều được gói gọn trong 1 sơ đồ. Sau này khi cần ôn tập các em cũng chỉ cần nhìn vào sơ đồ là có thể nhớ được hết ý cần thiết.

4: Liên hệ tác phẩm văn học với thực tế

id=”mcetoc_1deeesut93″ style=”text-align:justify”>

Bản thân mỗi tác phẩm văn học đã là một câu chuyện. Các em có thể liên hệ câu chuyện đó với thực tế để tăng thêm sự thú vị. Một câu chuyện thú vị có thêm chút yếu tố gây cười sẽ giúp não bộ ghi nhớ nhanh hơn. Theo nghiên cứu thì bộ não của con người thường lưu giữ nhanh những thông tinh có tính hài hước, mạch lạc.

Vì vậy hãy cố rèn luyện trí tưởng tượng của mìnhm, tạo nên những câu chuyên thú vị, logic khi học Văn. Đây là cách đề học thuộc bài nhanh vô cùng hữu hiệu mà các em không nên bỏ qua

Những phương pháp học thuộc lòng môn Văn nhanh nhất cho học sinh

5: Học thuộc môn Văn với tâm trạng thoải mái

id=”mcetoc_1deeesut94″ style=”text-align:justify”>

Giữ tâm trạng thoải mái khi học thuộc lòng tuy là việc đơn giản nhưng rất cần thiết. Dù là môn Văn hay môn học khác, các em cần có khoảng thời gian hợp lý để tiếp thu. Không nên gò ép mình học quá nhiều kiến thức cùng một lúc. Học với một tâm trạng không thoải mái thì không thể mang lại hiệu quả cao trong học tập được.

Hãy tạo niềm vui, sư yêu thích thật sự, các em sẽ cảm thấy học Văn không hề khó một chút nào. Hơn nữa các em còn cảm nhận được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống mà văn chương đem lại. .

6: Tìm sách tham khảo chất lượng

id=”mcetoc_1deeesut95″ style=”text-align:justify”>

Một trong cách học thuộc lòng Văn nhanh nhất là tìm được tài liệu phù hợp. Một cuốn sách tham khảo đã tóm tắt đầy đủ các kiến thức trọng tâm chắc chắn sẽ giúp các em rút ngắn được thời gian học bài.

7. Học theo nhóm

id=”mcetoc_1e6foh3sq0″ style=”text-align:justify”>

Một nhóm chỉ cần từ 2-5 em chắc chắn sẽ giúp các em học thuộc hiệu quả hơn. Các em sẽ giúp nhau kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung gì, còn thiếu nội dung nào hay không. Trình bày trước các bạn còn giúp các em tự tin và tránh lúng túng. Tuyệt đối không học với những người không cùng công việc với bạn bởi vì bạn dễ bị lôi kéo vào những câu chuyện không liên quan.

8. Nhẩm lại bài một cách tập trung

id=”mcetoc_1e6foh3sq1″ style=”text-align:justify”>

Đây là cách mà các em học sinh hay sử dụng. Sau khi đã đọc 1 lượt nội dung, các em gấp sách vở lại rồi tự nhẩm cho đến hết bài, chỗ nào quên thì các em cố gắng nhớ. Sau cùng mở sách, vở ra kiểm tra lại xem mình còn thiếu chỗ nào và tiếp tục nhẩm lại đến khi học thuộc thì thôi.

9. Kiên trì và có sự đam mê

id=”mcetoc_1e6foh3sq2″ style=”text-align:justify”>

Khi nhìn thấy nội dung học dài quá, các em dễ nản trí và không tiếp tục cố gắng sẽ ảnh hưởng tới quá trình học thuộc môn Văn rất nhiều. Điều đó làm giảm đi sự quyết tâm học thuộc của bạn một cách nhanh tróng. Hãy cố gắng kiên trì đọc hiểu Văn bản chứ không nên gượng ép để mà nhớ.

10. Tìm ra phương pháp học hiệu quả, sáng tạo

id=”mcetoc_1e6foh3sq3″ style=”text-align:justify”>

Hãy nhớ rằng trí nhớ của bạn được chia thành hai dạng chính: Ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là lưu lại những thông tin trong một thời gian rất ngắn. Còn trí nhớ dài hạn có thể ghi nhớ thông tin từ vài giờ cho đến vài chục năm. Trong quá trình học tập thì chủ yếu sử dụng trí nhớ ngắn hạn nhiều hơn.

Để ghi nhớ thông tin về tác giả, các em chỉ cần nhớ rõ các nội dung như tên, một số thành tựu, tác phẩm nổi bật, phong cách sáng tác, tư tưởng chủ đạo.

Học truyện thì các em chú ý nhớ tên các nhân vật, nội dung và các dữ kiện chính, sau đó sắp xếp chúng theo trình tự. Còn với thơ thì các em học thuộc lòng bằng cách đi đọc lại nhiều lần và dành nhiều thời gian luyện tập hay phân tích sẽ giúp các em nhớ sâu sắc hơn.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.