Nghén là gì và nguyên nhân chính gây hiện tượng này ở bà bầu

Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi, trong đó có tình trạng ốm nghén, buồn nôn và nôn mửa khiến nhiều bà bầu khổ sở. Vậy thực chất nghén là gì? Nghén có kéo dài không và có thể điều trị thế nào? Các chuyên gia sản khoa bệnh viện MEDLATEC sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc này.

03/08/2020 | Góc tư vấn: Vì sao mẹ bầu lại thường bị nghén chua? 07/05/2020 | Tìm hiểu về chứng ốm nghén khi mang thai và cách khắc phục 28/11/2015 | Đột ngột hết ốm nghén – Coi chừng thai lưu, vậy nguyên nhân do đâu?

1. Nghén là gì?

Nghén là tên gọi chung của tình trạng khó chịu thường gặp ở phụ nữ mang thai giai đoạn đầu thai kỳ, gồm nhiều triệu chứng như: nôn, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ,… Biểu hiện nghén ở mỗi phụ nữ mang thai có thể khác nhau, một số người bị nghén ngủ, nghén chua hoặc nghén ngọt.

nghén là gì

Nghén khiến mẹ bầu buồn nôn mệt mỏi

Nghén thường xuất hiện sớm ở tuần thai thứ 5 – 6, nặng nhất ở tuần thai thứ 9 và thường biến mất khi hết tuần thai 14. Nhưng ở khoảng 20% trường hợp nghén kéo dài hơn, có thể tới hết thai kỳ. Ở những thai phụ có cơ thể nhạy cảm, sức khỏe không tốt thì triệu chứng nôn nghén xuất hiện từ sớm, nghiêm trọng và khó kiểm soát, có thể cần nhập viện theo dõi và can thiệp y tế.

Dựa theo mức độ các triệu chứng nghén khi mang thai, có thể chia thành 2 nhóm sau:

1.1. Nhóm nghén thường

Có khoảng 80% phụ nữ mang thai thuộc nhóm này, nghĩa là biểu hiện nghén bình thường. Tình trạng cơ thể mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn ói xuất hiện không quá thường xuyên (1 – 2 lần một ngày hoặc khi gặp tác nhân kích thích). Cơ thể mệt mỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát, vẫn có thể ăn uống sinh hoạt, thức ăn giữ được trong dạ dày.

Nhóm phụ nữ mang thai nghén thường không bị sụt cân, chỉ gặp tình trạng này trong những tuần thai kỳ đầu. Biểu hiện nôn ói mệt mỏi giảm sau 12 – 20 tuần hoặc sớm hơn.

nghén là gì

Hầu hết phụ nữ mang thai bị nghén thường

1.2. Nhóm nghén nặng

Có khoảng 3% phụ nữ mang thai bị nghén nặng, họ thường xuyên bị nôn ói, mệt mỏi, không có sức lực. Do nôn ói quá nhiều nên thức ăn trong dạ dày không giữ được, cơ thể cũng không hấp thu được dinh dưỡng. Hơn nữa, mẹ bầu còn bị chán ăn, sụt cân tư 2 – 10kg đe dọa đến sự phát triển và sức khỏe thai nhi.

Cơ thể suy nhược cộng thêm mất nước, mất cân bằng điện giải ở phụ nữ nghén nặng nếu không được can thiệp sớm sẽ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi nguyên nhân gây nghén nặng không chỉ do thai kỳ mà còn do gặp vấn đề về dạ dày, đường ruột của thai phụ. Một số trường hợp mẹ bầu mang song thai hay có khối u tử cung sẽ cần được chăm sóc đặc biệt và dùng biện pháp giảm tình trạng nôn ói.

2. Triệu chứng và biến chứng của ốm nghén khi mang thai

2.1. Triệu chứng

Nghén mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên thường gặp khi gặp tác nhân kích thích như mùi, vị của thực phẩm, quần áo,… Thai phụ bị buồn nôn, nôn mửa.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai ốm nghén thường bị thay đổi khẩu vị, một số người chán ăn, ăn không ngon, một số người đặc biệt thèm một số loại thực phẩm ngọt, chua.

nghén là gì

Nghén khiến mẹ bầu thay đổi khẩu vị

Không chỉ thế, nghén thai kỳ còn khiến mẹ bầu luôn bị hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn cơ thể cảm thấy không đủ năng lượng cho sinh hoạt, công việc hàng ngày.

2.2. Biến chứng ốm nghén có thể gặp

Hầu hết trường hợp nghén khi mang thai chỉ xảy ra ở 1 thời kỳ nhất định, triệu chứng không nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi. Song số ít trường hợp, cảm giác buồn nôn, nôn không kiểm soát khiến họ sụt cân nghiêm trọng. Sau đó là tình trạng mất cân bằng điện giải, giảm cân nhanh, mất nước nghiêm trọng. Lúc này ốm nghén hoàn toàn có thể gây hại cho thai nhi.

Cần nhanh chóng tới cơ sở y tế khám và cấp cứu nếu nghén ở thai phụ xuất hiện những triệu chứng sau:

– Tim đập nhanh.

– Sốt cao.

– Sụt từ 1 – 2 kg trong thời gian ngắn.

– Nôn liên tục không ngừng, không thể ăn uống được.

– Choáng váng, ngất xỉu.

– Tiểu rắt, nước tiểu sẫm màu.

– Đau bụng.

– Thường xuyên đau đầu.

– Nôn ra máu.

– Xuất huyết âm đạo.

Trường hợp này, thai phụ cần sớm được nhập viện, truyền dịch tĩnh mạch để bù nước và dùng biện pháp ngăn chặn tình trạng nôn ói. Ngoài ra, nếu nghén khiến bạn không tăng cân bình thường khi mang thai hoặc nghén kéo dài đến 3 – 4 tháng thì cũng nên tới bệnh viện kiểm tra.

nghén là gì

nghén nặng hoặc kéo dài bất thường nên được kiểm tra y tế

3. Xác định nguyên nhân gây ốm nghén

Không thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nghén khi mang thai, biểu hiện và mức độ ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Một số nguyên nhân thường gặp gồm: tăng hormone Estrogen và các hormone khác ảnh hưởng đến tiêu hóa và vị giác, đường huyết trong máu giảm do nuôi thai, gặp tác nhân có mùi gây kích thích,…

Các nhà khoa học đã tìm được mối liên hệ những người thường bị đau đầu, dị ứng, say tàu xe cũng dễ bị nghén nặng hơn khi mang thai. Một số yếu tố khác làm tăng tình trạng nghén như: Thể trạng sức khỏe yếu, làm việc quá sức, mang thai lần đầu, mang đa thai, sử dụng estrogen trước mang thai, người thừa cân béo phì, căng thẳng mệt mỏi,…

4. Có thể điều trị nghén không?

Nghén khi mang thai nhẹ thường không cần can thiệp điều trị nếu mẹ bầu vẫn có thể chịu đựng, ăn uống và sinh hoạt bình thường được. Tuy nhiên nếu cần thiết, các biện pháp điều trị dưới đây sẽ giúp bạn giảm triệu chứng khó chịu, mệt mỏi.

4.1. Sử dụng thuốc

Không có loại thuốc nhất định nào hiệu quả với tất cả thai phụ bị ốm nghén, thường bác sĩ sẽ thăm khám và lựa chọn thuốc có thể giúp bạn cải thiện tình trạng. Viên uống Vitamin bổ sung hoặc thuốc ngăn ngừa nôn có thể là thuốc không kê đơn hoặc kê đơn chứa các thành phần an toàn với mẹ và bé như:

– Thuốc kháng acid: giảm acid dạ dày và ngăn ngừa nôn.

– Thuốc kháng Histamine.

– Phenothiazine.

– Metoclopramid.

Lưu ý thai phụ không tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không có chỉ định bác sĩ.

nghén là gì

Thai phụ chỉ dùng thuốc khi có chỉ dẫn bác sĩ

4.2. Biện pháp khác

Một số biện pháp thay thế cũng có hiệu quả cải thiện tình trạng nghén, buồn nôn và nôn mửa khi mang thai như

– Bổ sung Vitamin tổng hợp, đặc biệt là Vitamin B6.

– Châm cứu.

– Bấm huyệt.

– Xoa bóp.

– Ăn bánh mì khô, bánh quy mặn,…

Trước khi dùng các biện pháp này, thai phụ cũng cần trao đổi với bác sĩ.

Bên cạnh đó, để đảm bảo thai phụ nghén nhưng thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh, an toàn, mẹ bầu nên thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như:

Siêu âm thai: Kiểm tra thai có phát triển bình thường và khỏe mạnh không.

Xét nghiệm máu: Xác định mẹ và thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay thiếu dinh dưỡng nào hay không?

Xét nghiệm nước tiểu: Xác định mẹ bầu có bị mất nước do nôn ói nhiều không?

Như vậy MEDLATEC đã cung cấp đầy đủ các thông tin nghén là gì, nên làm gì khi bị nghén và trường hợp nghiêm trọng cần nhập viện theo dõi. Để được tư vấn chăm sóc và xét nghiệm kiểm tra thai tốt hơn, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.