Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học

Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm – Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học

id=”mcetoc_1bn0edukm0″ style=”text-align:center”>

Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học để bạn đọc cùng tham khảo. Bài thu hoạch nêu rõ những biện pháp nhằm giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết để có lập được bài thu hoạch sau khi tham gia lớp bồi dưỡng quản lý cán bộ.

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học

Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học

Phân phối chương trình bậc Tiểu học

Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

id=”mcetoc_1bn0el28l1″ style=”text-align:center”>

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Để ngày mai thế giới có những người chủ xứng đáng, xã hội có những người công dân tốt thì chỉ ngày hôm nay – khi trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng. Đúng như lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thời thơ ấu rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách con người. Trẻ ngày hôm nay và sau này trở thành người như thế nào là tuỳ thuộc một phần quyết định ở chỗ các em đã trải qua ngày thơ ấu như thế nào, ai là người dìu dắt các em trong những ngày thơ bé, những gì của thế giới xung quanh đi vào trái tim của em. Mặc dù nhiệm vụ giáo dục trẻ em được cả xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học.

Trong nhà trường tiểu học hoạt động dạy học giữ vai trò quyết định đến chất lượng của học sinh. Qua hoạt động của thầy và trò từ đó các em nắm được kiến thức nội dung bài dạy, hình thành được kỹ năng, kỹ xảo thông qua hoạt động của mỗi tiết học. Như vậy, khi dạy người thầy dạy cái gì? dạy bằng hình thức hoạt động nào? cần sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để phù hợp với đối tượng học sinh, dung lượng kiến thức. Mục đích để các em tiếp thu bài học một cách tự giác, tự nhiên tạo được niềm tin trong học tập. Mặt khác hoạt động học của các em không chỉ đơn thuần ở việc tiếp thu kiến thức bài dạy mà còn dạy cho các em nắm được về cách học lại là vấn đề cần phải quan tâm. Cách học đó là những hoạt động trí tuệ cần thiết trong thời đại hiện nay. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là thực hiện việc giảng dạy theo chương trình tiểu học mới và theo chuẩn kiến thức kỹ năng điều đó đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải có đủ trình độ đáp ứng nhiệm vụ trên. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

Đối với trường tiểu học công việc chính của giáo viên là dạy học, là giáo dục học sinh. Tay nghề của giáo viên được thể hiện trong quá trình giáo dục học sinh, và thể hiện rõ nhất thông qua các tiết dạy.

Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục ở nước ta và nhất là việc dạy và học ở bậc tiểu học là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Điều đó cho thấy vấn đề bồi dưỡng giáo viên là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược lâu dài. Do đó, tôi đã chọn đề tài: “Một vài giải pháp giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên”.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1. Thuận lợi:

Trường tiểu học ………………….. đóng trên địa bàn Xã ……………………….. Trường được sự quan tâm của Phòng Giáo dục- Đào tạo Phú Giáo và chính quyền địa phương trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp đầy đủ phòng học. Tuy các phòng là cấp 4 nhưng rất khang trang với các trang thiết bị dạy học khá đầy đủ.

Trường đạt danh hiệu Tiên tiến, có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình với công việc được giao, yêu nghề, mến trẻ và có tay nghề khá vững, có tinh thần trách nhiệm cao.

Ngoài ra, trường còn được sự hỗ trợ tích cực của Hội Cha mẹ học sinh trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh.

2. Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên, trường cũng còn không ít khó khăn:

Trường chưa có đủ phòng học và phòng ăn để tổ chức cho học sinh học 2 buổi /ngày và tổ chức bán trú.

– Chưa có bàn ghế đúng quy cách để tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tích cực.

– Đa số phụ huynh làm nghề nông và làm mướn, thu nhập không ổn định, một số không ít phụ huynh thuộc diện tạm trú, chưa ổn định việc làm, có hoàn cảnh rất khó khăn về kinh tế nên không quan tâm đến việc học của con em mình và thường khoán trắng cho nhà trường. Bên cạnh đó cũng còn một số học sinh chưa thật chăm học, chậm tiếp thu.

Tóm lại, với những thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn trước mắt, người quản lý cần đề ra các biện pháp chỉ đạo các hoạt động giảng dạy của giáo viên vừa góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm vừa nâng cao chất lượng dạy và học.

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN:

1. Biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình dạy học

Trong quá trình quản lý trường tiểu học thì quản lý việc thực hiện chương trình dạy học là hoạt động cơ bản của người hiệu trưởng, nó chiếm thời gian và công sức rất lớn. Trong đó, quản lý việc quản lý hoạt động dạy là trọng tâm nhất. Nội dung hoạt động dạy bao gồm nhiều hoạt động, quan hệ đến nhiều đối tượng, nhiều mặt, nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực, rất đa dạng và rất phong phú. Có thể nói một cách khái quát là mọi hoạt động của nhà trường đều nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động dạy và học đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Chương trình dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thời gian dạy học từng môn nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu cấp học.

Chương trình mang tính pháp lệnh của nhà nước, quy định nội dung, thời gian, số tiết cho từng môn học.

Quản lý chương trình dạy học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là nhiệm vụ của hiệu trưởng. Vì thế, hiệu trưởng là người lãnh đạo, chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môn trong nhà trường. Muốn được như vậy người hiệu trưởng cần:

– Hiểu nguyên tắc cấu tạo chương trình tiểu học của từng môn học và phạm vi kiến thức chung.

– Nắm vững phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng bộ môn từ đó có kế hoạch chuẩn bị những phương tiện dạy học phù hợp.

– Phổ biến những thay đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, những sửa đổi chương trình sách giáo khoa theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. hất là năm nay đang thực hiện theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

– Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy ở những năm học trước và những vấn đề mới trong chương trình dạy học để thống nhất thực hiện trong cả năm học.

– Hiệu trưởng phải phải nắm vững chương trình, hướng dẫn cho giáo viên có ý thức cao trong việc thực hiện chương trình, không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học.

* Thực chất quản lý việc thực hiện chương trình dạy học tập trung ở hai từ đúng và đủ. Điều này được thể hiện ở chỗ:

– Về nội dung và phạm vi kiến thức quy định trong chương trình phải đảm bảo trên cơ sở cấu tạo chương trình, không được giảm nhẹ và không cũng không được nhồi nhét quá tải.

– Về phương pháp phải thực hiện đúng đặc trưng của từng môn, từng loại bài học.

– Đảm bảo đúng và đủ theo phân phối chương trình về mặt số tiết, về thời gian, về trình tự. Nghiêm cấm việc tự ý cắt xén chương trình, dồn ép cũng như tự ý kéo dài bất cứ môn học hay tiết học nào.

– Hàng tháng, hết học kỳ và cuối năm học, ban giám hiệu nhà trường sẽ kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học từng bộ môn, từng khối, từng lớp thông qua sổ phân phối chương trình và kế hoạch bài dạy của từng lớp. Kể cả giáo viên dạy môn phụ và tự chọn.

Từ đó, ban giám hiệu nhận xét, phát hiện những vấn đề cần uốn nắn và bổ sung các yêu cầu cần thiết.

Chỉ có thực hiện đúng đủ chương trình dạy học thì những cơ sở khoa học, tính chất giáo dục toàn diện, mục đích đào tạo của chương trình dạy học mới trở thành hiện thực.

* Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình, người hiệu trưởng cần phải:

– Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch bài học, phần thực hiện chương trình phải thể hiện rõ từng loại bài.

– Trong quản lý, hiệu trưởng phải sử dụng các hình thức để quản lý chương trình như: cùng các khối trưởng chuyên môn phân công nhau theo dõi, nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, hàng tháng. Sử dụng các biểu bảng, lịch kiểm tra học tập, sổ thăm lớp dự giờ vv… để nắm tình hình có liên quan đến việc thực hiện chương trình dạy học. Ban giám hiệu phải biết dùng thời khoá biểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học của tất cả các môn, các lớp sao cho đồng đều, cân đối, dự giờ kiểm tra học sinh, sử dụng thời khoá biểu để kiểm soát chương trình.

– Việc kiểm tra thực hiện chương trình phải được làm thường xuyên kịp thời. Sau khi kiểm tra phải có kế hoạch điểu chỉnh, xử lý vi phạm.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin