Mẫu báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường năm của tỉnh

Bản in

Mẫu báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường năm của tỉnh là gì? Mẫu báo cáo đánh giá gồm những nội dung nào? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường năm của tỉnh là gì?

id=”mcetoc_1e1dms7gu0″ style=”text-align:justify”>

Mẫu báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường năm của tỉnh là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường năm. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo… Mẫu được ban hành theo Thông tư 29/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường.

2. Mẫu báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường năm của tỉnh

id=”mcetoc_1e1dms7gu1″ style=”text-align:justify”>

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …/BC-UBND

….., ngày tháng năm …….

BÁO CÁO
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường năm (năm đang thực hiện) và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm (năm liền kề)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM ….

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUNG

1. Xây dựng và phổ biến chính sách, pháp luật

– Ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các văn bản QPPL theo thẩm quyền và phân cấp (kết quả cụ thể theo từng lĩnh vực).

– Theo dõi, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

(Kèm theo biểu số 01, 02)

2. Công tác tổ chức cán bộ

Thực trạng tổ chức bộ máy, biên chế và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ngành TNMT cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; công tác đào tạo, bồi dưỡng.

3. Công tác cải cách thủ tục hành chính

– Công tác rà soát, đơn giản hóa TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến các mức độ.

– Kết quả giải quyết TTHC.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo

– Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực.

– Kết quả công tác tiếp nhận, xử lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng.

(Kèm theo biểu số 03)

5. Công tác kế hoạch – tài chính, đầu tư phát triển, khoa học và công nghệ

– Về giao ngân sách nhà nước.

– Về thu, chi ngân sách.

– Về việc giải ngân vốn ODA.

– Đã triển khai bao nhiêu đề tài khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh, thành phố….

6. Mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực để huy động nguồn lực, kinh nghiệm của quốc tế, của các tỉnh, thành phố cho công tác quản lý tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH

II. CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

1. Công tác quản lý và sử dụng tài nguyên

1.1. Lĩnh vực quản lý đất đai

– Hiện trạng sử dụng các loại đất.

– Công tác lập phương án sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn.

– Kết quả lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể đối với cấp tỉnh và cấp huyện.

– Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

– Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.

– Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.

– Công tác định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất, kết quả thu tài chính từ đất đai.

– Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

– Kết quả thực hiện quyền của người sử dụng đất.

– Kết quả khảo sát, lập bản đồ địa chính, đánh giá tiềm năng đất đai.

– Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực đất đai.

(Kèm theo từ biểu số 04 đến biểu số 15)

1.2. Lĩnh vực quản lý tài nguyên nước

– Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

– Tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

– Kết quả công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn: lập phương án sử dụng tài nguyên nước, cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước (bao gồm cả khai thác sử dụng nước mặt, nước dưới đất, xả thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất).

– Kết quả tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

(Kèm theo biểu số 19 và biểu số 20)

1.3. Lĩnh vực địa chất và khoáng sản

– Công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản.

– Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản: công tác tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản; công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản.

– Công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản/tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

– Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

– Tình hình hoạt động khoáng sản: công tác thăm dò khoáng sản; công tác khai thác khoáng sản; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

– Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng nơi khai thác khoáng sản.

(Kèm theo từ biểu số 16 đến biểu số 18)

1.4. Lĩnh vực biển và hải đảo

– Kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, vùng bờ.

– Công tác điều tra cơ bản, thống kê tài nguyên biển và hải đảo.

– Công tác giao khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân; cấp phép nhận chìm ở biển theo thẩm quyền.

– Thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển; lập hồ sơ và quản lý tài nguyên hải đảo theo phân cấp.

– Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.

(Kèm theo biểu số 27)

2. Lĩnh vực bảo vệ môi trường

– Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường.

– Các nguồn gây ô nhiễm môi trường (Thực trạng và kết quả xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề; khu đô thị, khu dân cư tập trung; các nguồn thải lớn; các nguồn thải chứa nhiều yếu tố độc hại; dự án khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, thủy điện; các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường khác.

– Tình hình phát sinh và xử lý chất thải (quy mô, tính chất của chất thải): chất thải nguy hại; chất thải rắn sinh hoạt thông thường; chất thải rắn công nghiệp thông thường; sản phẩm thải lỏng; nước thải sinh hoạt đô thị, khu dân cư tập trung; phụ phẩm nông nghiệp; phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; sản phẩm thải bỏ sau sử dụng;…

– Công tác cấp phép hoạt động bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường.

– Công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường.

– Triển khai các hoạt động quan trắc môi trường.

(Kèm theo từ biểu số 21 đến biểu số 24)

3. Lĩnh vực khí tượng, thủy văn

– Công tác quản lý các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn.

– Công tác phối hợp, tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên địa bàn.

4. Lĩnh vực biến đổi khí hậu

– Các tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương (các điều kiện thời tiết, khí hậu và thiên tai cực đoan).

– Công tác xây dựng kế hoạch, việc lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

– Các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương (nếu có).

5. Lĩnh vực đo đạc, bản đồ và viễn thám

5.1. Về đo đạc và bản đồ

– Các nội dung cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ của Ủy ban nhân dân tỉnh trong năm.

– Kết quả triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ.

– Kết quả xây dựng dữ liệu địa lý thuộc trách nhiệm được giao tại Điều 27 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ

– Tổng hợp nguồn kinh phí được giao để triển khai thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ trong năm.

(Kèm theo từ biểu số 25 đến biểu số 26)

5.2. Về quản lý, ứng dụng trong hoạt động viễn thám

– Tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án về ứng dụng viễn thám trong phạm vi quản lý.

– Nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám thuộc phạm vi quản lý của địa phương định kỳ hàng năm, 05 năm;

6. Lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai Chính phủ điện tử tài nguyên và môi trường

– Công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương (cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; tổ chức bộ máy, nhân lực; an toàn thông tin; cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động..).

– Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường tại địa phương.

– Việc kết nối, liên thông, cung cấp sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên môi trường điện tử thuộc phạm vi quản lý với các bộ, ngành và địa phương khác theo quy định.

III. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO DO CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, BAN, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH THÀNH PHỐ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Kết quả thực hiện các đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường

ĐÁNH GIÁ CHUNG

– Kết quả đạt được

– Tồn tại, hạn chế.

– Nguyên nhân.

Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM ….(NĂM LIỀN KỀ)

I. NHIỆM VỤ CHUNG

II. CÁC NHIỆM VỤ THEO LĨNH VỰC CỤ THỂ

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Nơi nhận:
Bộ TN&MT;
-…..
– Lưu:…

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Mẫu báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường năm của tỉnh

Mẫu báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường năm của tỉnh

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.