Kế hoạch tổ chức cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp trường năm 2017-2018

Kế hoạch tổ chức cuộc thi khoa học, kỹ thuật

Mẫu kế hoạch tổ chức cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp trường

style=”text-align:center”>

Mẫu kế hoạch tổ chức cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp trường là mẫu bản kế hoạch được lập ra để lên kế hoạch về việc tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường. Mẫu kế hoạch nêu rõ những yêu cầu của cuộc thi, đối tượng tham gia, thời gian thi… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu kế hoạch tại đây.

Mẫu kế hoạch tổ chức công tác quy hoạch cán bộ quản lý

Mẫu kế hoạch thi phụ trách sao giỏi năm học 2017-2018

Kế hoạch tổng vệ sinh lớp học

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……….

TRƯỜNG ……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

Số: ……………

…………, ngày…tháng…năm…

KẾ HOẠCH

style=”text-align:center”>

TỔ CHỨC CUỘC THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT CẤP TRƯỜNG

style=”text-align:center”>

NĂM HỌC 2017 – 2018

Thực hiện kế hoạch số ………………. ngày … tháng … năm ……… của Phòng GD và ĐT …………… về Tổ chức cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2017 – 2018. Trường ……………… xây dựng kế hoạch Tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật năm học 2017 – 2018 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Phát triển phong trào nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống cho học sinh toàn trường. Qua đó giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tạo cơ hội học tập chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động sáng tạo khoa học, kỹ thuật của mình. Sau cuộc thi chọn được các dự án dự thi cấp huyện.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI

2.1. Nội dung thi: Các dự án dự thi ở 22 lĩnh vực trong bảng dưới đây:

STT

Lĩnh vực

Lĩnh vực chuyên sâu

1

Khoa học động vật

Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa;…

2

Khoa học xã hội và hành vi

Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã hội và xã hội học;…

3

Hóa Sinh

Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;…

4

Y Sinh và khoa học Sức khỏe

Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu;

Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;…

5

Kĩ thuật Y Sinh

Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;…

6

Sinh học tế bào và phân tử

Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;…

7

Hóa học

Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;…

8

Sinh học trên máy

tính và Sinh -Tin

Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình

trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;…

9

Khoa học Trái đất và Môi trường

Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất; Nước;…

10

Hệ thống nhúng

Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu;…

11

Năng lượng: Hóa

học

Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;…

12

Năng lượng: Vật lí

Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;…

13

Kĩ thuật cơ khí

Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;…

14

Kĩ thuật môi trường

Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;…

15

Khoa học vật liệu

Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;…

16

Toán học

Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;…

17

Vi Sinh

Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;…

18

Vật lí và Thiên văn

Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Lý – Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ;

Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;…

19

Khoa học Thực vật

Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;…

20

Rô bốt và máy thông minh

Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;…

21

Phần mềm hệ thống

Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;…

22

Y học chuyển dịch

Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;…

Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án khoa học hoặc dự án kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực của cuộc thi; dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của 02 học sinh (gọi là dự án tập thể). Dự án tập thể phải có sự phân biệt mức độ khác nhau đóng góp vào kết quả nghiên cứu của người thứ nhất (nhóm trưởng) và người thứ hai.

2.2.Hình thức thi:

Dự án dự thi được trưng bày tại khu vực trưng bày của Cuộc thi, tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày dự án và trả lời phỏng vấn của Ban giám khảo.

2.3.Yêu cầu đối với dự án dự thi

– Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo, sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình;

– Nếu dự án dự thi là một phần của một dự án lớn hơn thì thí sinh phải là tác giả của toàn bộ dự án dự thi;

– Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày;

– Nếu dự án dự thi được nghiên cứu trong thời gian nhiều hơn 12 tháng thì chỉ đánh giá những phần việc được nghiên cứu trong thời gian quy định tại khoản 2.3.3 của yêu cầu này;

– Một dự án tập thể có không quá 02 học sinh là thành viên của nhóm nghiên cứu và không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án;

– Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi;

– Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể được tiếp tục dự thi; những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với dự án trước;

– Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của Ban Tổ chức Cuộc thi. Những vật không được phép trưng bày trong khu vực trưng bày của Cuộc thi được quy định tại phụ lục II kèm theo Quy chế Cuộc thi (Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông – Ban hành kèm Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

III. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, ĐĂNG KÍ, HƯỚNG DẪN DỰ ÁN THI.

3.1.Đối tượng dự thi: Học sinh đang học lớp 8, 9.

3.2.Điều kiện dự thi

Học sinh có dự án đăng ký dự thi (sau đây gọi tắt là thí sinh) có đủ các điều kiện sau:

Có kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực cuối năm học 2016 – 2017 (đối với Cuộc thi cấp huyện); Học kỳ I năm học 2017 – 2018 (đối với Cuộc thi cấp tỉnh) từ Khá trở lên; tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi.

3.3. Đăng ký dự án dự thi

Mỗi lớp dự thi có thể đăng ký một hoặc nhiều dự án dự thi. Mỗi lớp từ 1 đến 2 đề tài.

Mỗi thí sinh chỉ được tham gia vào 01 dự án dự thi;

Mỗi dự án dự thi có tối thiểu 01 người hướng dẫn học sinh nghiên cứu.

3.4. Phân công hướng dẫn học sinh:

– Mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên bảo trợ, đồng thời là người hướng dẫn, do Hiệu trưởng trường có học sinh dự thi ra quyết định cử. Một giáo viên được bảo trợ tối đa 02 dự án KHKT của học sinh trong cùng thời gian. Người bảo trợ phải kí phê duyệt kế hoạch nghiên cứu trước khi học sinh tiến hành nghiên cứu (Phiếu phê duyệt dự án 1B);

– Ngoài người bảo trợ do Hiệu trưởng cử, dự án dự thi có thể có thêm người hướng dẫn khoa học là các nhà khoa học chuyên ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ (có thể là cha, mẹ, người thân của học sinh). Trường hợp dự án có nhà khoa học chuyên ngành tham gia hướng dẫn thì phải có xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành đó (Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành);

– Trường hợp dự án có nội dung nghiên cứu được thực hiện tại cơ quan nghiên cứu như trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ phải có xác nhận của cơ quan nghiên cứu đó (Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu 1C);

– Giáo viên hướng dẫn và học sinh tham gia dự thi phải có tài khoản trên trang mạng http://truonghocketnoi.edu.vn đã được điền đầy đủ thông tin chính xác và có ảnh chân dung được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; các thông tin này sẽ được dùng để in giấy chứng nhận cho giáo viên và học sinh tham dự Cuộc thi. Học sinh tham gia dự thi (trưởng nhóm đối với dự án tập thể) có nhiệm vụ nộp hồ sơ dự án đăng ký dự thi bao gồm:

+ Phiếu học sinh (Phiếu 1A);

+ Phiếu phê duyệt dự án (Phiếu 1B);

+ Phiếu người hướng dẫn/bảo trợ (Phiếu 1);

+ Kế hoạch nghiên cứu (theo mẫu hướng dẫn kèm theo Phiếu 1A);

+ Báo cáo kết quả nghiên cứu;

+ Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có);

+ Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành (nếu có);

+ Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có);

+ Phiếu dự án tiếp tục (nếu có);

+ Phiếu tham gia của con người (nếu có);

+ Phiếu cho phép thông tin (nếu có);

+ Phiếu nghiên cứu động vật có xương sống (nếu có);

+ Phiếu đánh giá rủi ro chất nguy hiểm (nếu có);

+ Phiếu sử dụng mô người và động vật (nếu có).

Các mẫu phiếu nói trên có thể tải về tại mục “Công văn/Khoa học kĩ thuật” trên trang mạng http://truonghocketnoi.edu.vn. Các phiếu phải được điền đầy đủ thông tin, ký tên, đóng dấu phù hợp với tiến độ nghiên cứu, nộp lên mạng dưới dạng bản chụp theo định dạng PDF hoặc JPG. Những dự án không có đầy đủ thông tin, thiếu dấu, chữ ký trong các phiếu của hồ sơ sẽ không được tham dự Cuộc thi.

– Hướng dẫn học sinh viết báo cáo tóm tắt, báo cáo kết quả nghiên cứu;

– Tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các phòng thí nghiệm, thư viện, phòng máy vi tính của nhà trường;

– Trách nhiệm của thí sinh và trách nhiệm, quyền lợi của người hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học thực hiện theo Điều 10 và 11 Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT.

IV. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, THỦ TỤC, HỒ SƠ

4.1. Công tác tuyên truyền

– Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền rộng rãi nội dung mục đích và yêu cầu của Cuộc thi đến học sinh, cha mẹ học sinh trong toàn trường.

– Nhà trường sẽ tài trợ cho việc nghiên cứu đề tài (kinh phí, vật tư, … hoặc cho phép sử dụng các phòng thí nghiệm).

4.2. Thủ tục và hồ sơ dự thi

4.3. Thủ tục đăng ký:

Thí sinh dự thi nộp các phiếu đăng ký theo mẫu qui định (tham khảo trên mạng qua các địa chỉ được gợi ý có trong văn bản này) theo đơn vị trường học.

4.4. Hồ sơ dự thi bao gồm:

– Bản đăng kí số lượng dự án, số lượng thí sinh dự thi.

– Phiếu báo xếp loại hạnh kiểm và học lực của thí sinh có xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường.

– Hồ sơ dự án đăng ký dự thi theo quy định tại các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi.

– Những loại giấy tờ như Hồ sơ dự án dự thi và báo cáo đề tài dự thi (được viết theo qui định của báo cáo nghiên cứu khoa học theo mẫu gửi kèm, photo đóng tập 05 bản).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Thời gian phát động từ ngày ………….

– Nộp dự án dự thi : Từ ngày …….

– Chấm thi: …….

– Căn cứ vào kế hoạch này, các lớp tham gia đúng yêu cầu về thời gian và chất lượng.

– Yêu cầu mỗi lớp (Khối 8,9) có một sản phẩm dự thi có chất lượng và xem đây là nội dung yêu cầu để công nhận chi đội mạnh và xếp loại thi đua lớp cuối năm.

– Giao cho Đoàn, Đội đôn đốc, theo dõi, tổng hợp sản phẩm và báo cáo vào các ngày ………..về Ban tổ chức.

– Giáo viên chủ nhiệm tư vấn, hướng dẫn học sinh làm sản phẩm và tham mưu với Ban Giám hiệu cử giáo viên hướng dẫn. Hướng dẫn học sinh tham khảo các địa chỉ sau:

Thông chi tiết về Cuộc thi KHKT các cấp có thể tham khảo tại:

+ Website Cuộc thi KHKT cấp tỉnh học sinh THCS và THPT tại: …………………………

+ Website Cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh THCS và THPT tại: http://truonghocketnoi.edu.vn;

+ Website Cuộc thi KHKT cấp quốc tế học sinh THCS và THPT tại: tp://societyforscience.org,

VI. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VÀ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

1. Phương pháp đánh giá, xếp loại.

Mỗi dự án dự thi được đánh giá theo phiếu chấm điểm.

Giải cá nhân là điểm trung bình cộng của các thành viên giám khảo trong tiểu ban.

Giải tập thể được tính căn cứ vào các tiêu chí

+ Số lượng giải pháp tham gia dự thi

+ Số lượng giải pháp dự thi đạt giải

2. Cơ cấu giải thưởng:

* Giải cá nhân: 4 giải

– 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 01 giải khuyến khích

* Giải tập thể: 2 giải

– 01 giải nhất

– 01 giải nhì

VII. BAN CHI ĐẠO VÀ TỔ CHỨC HỘI THI:

1. Đ/c: …………………………… – Hiệu trưởng làm trưởng ban

2. Đ/c: …………………………… Phó hiệu trưởng làm phó ban

3.Các Đ/c GV được phân công tư vấn, hướng dẫn học sinh, chấm thi làm thành viên (Có danh sách kèm theo)

4. Phục vụ thi: đ/c …………………………… (in, phôtô, các phiếu chấm cá nhân)

5. Thư ký : Đ/c: ……………………………

Trên đây là Kế hoạch hoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2017 – 2018. Các bộ phận có liên quan có trách nhiệm quán triệt đến giáo viên, học sinh và tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Nếu có vấn đề vướng mắc hay các thắc mắc của GV-HS trực tiếp báo cáo cho ban chỉ đạo Hội thi để kịp thời giải quyết.

Nơi nhận:

– ………………..

HIỆU TRƯỞNG