Hướng dẫn đánh giá kiểm tra kết quả học tập sách tiếng Việt lớp 1 mới

Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 môn tiếng Việt sẽ chính thức được đưa vào giảng dạy trong năm học 2020-2021. Trong bài viết này HoaTieu xin chia sẻ hướng dẫn đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 1 theo chương trình tập huấn của Bộ giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất

id=”mcetoc_1ednmind61″>

Nói khái quát, nội dung đánh giá năng lực môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 là những  phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các  hoạt động đọc, viết, nói và nghe đã quy định trong chương trình.

Cụ thể, có thể nêu ra các nội dung Tiếng Việt cần đánh giá học sinh lớp 1 sau đây:

a) Đọc

Có thể đánh giá hoạt động đọc thành tiếng và đọc hiểu của học sinh theo những câu hỏi  gợi ý sau:

– Học sinh mắc những lỗi phát âm nào? Học sinh đọc các câu, đoạn có lưu loát, trôi chảy
không? Có ngắt giọng phù hợp không?

– Học sinh có tái hiện được từ ngữ, hình ảnh, tình tiết của bài đọc không?

– Học sinh có cắt nghĩa được từ ngữ, hình ảnh, tình tiết của bài đọc không?

– Học sinh có hiểu nội dung chính của bài đọc không?

b) Viết

Có thể đánh giá hoạt động viết theo các câu hỏi gợi ý sau:

– Học sinh có viết đúng dạng thức các con chữ, dễ đọc và đẹp không?

– Học sinh có viết đúng chính tả và bảo đảm tốc độ viết không?

– Học sinh dùng từ ngữ có đúng nghĩa và đúng khả năng kết hợp hay không?

– Học sinh viết câu có đúng cấu tạo ngữ pháp, có sử dụng đúng dấu câu không?

– Học sinh có viết được câu theo nội dung đã xác định một cách liền mạch và đúng cấu  tạo không?

c) Nói và nghe

– Có thể đánh giá hoạt động hội thoại của học sinh theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Học sinh có hiểu lời nói của người đối thoại không?

+ Lời nói của học sinh có phù hợp nội dung tình huống và vai giao tiếp không?

+ Lời nói của học sinh có ngắn gọn, dễ hiểu không?

+ Ngữ điệu và vẻ mặt, cử chỉ của học sinh khi nói có phù hợp không?

– Có thể đánh giá hoạt động kể chuyện của học sinh theo các câu hỏi sau:

+ Nội dung câu chuyện có phù hợp yêu cầu của đề bài không?

+ Các tình tiết trong câu chuyện có hợp lí không?

+ Các từ ngữ được sử dụng chính xác chưa?

+ Ngữ điệu kể chuyện, vẻ mặt, điệu bộ, ánh mắt của học sinh có phù hợp với nội dung chuyện không?

– Có thể đánh giá hoạt động nghe của học sinh theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Học sinh có nghe – hiểu câu hỏi và hồi đáp đúng không?

+ Học sinh có nghe – hồi đáp được trong các tình huống hội thoại giả định hoặc tình  huống hội thoại thực tế không?

+ Học sinh có nghe – hiểu nội dung văn bản và hồi đáp đúng không?

+ Học sinh có nghe – ghi nhớ và tái hiện được một đoạn chuyện hoặc câu chuyện đã nghe không?

2. Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Tiếng Việt 1

id=”mcetoc_1ednmind62″ style=”text-align:justify”>

Đánh giá bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá.

Các kĩ thuật đánh giá thường xuyên thường được dùng trong môn Tiếng Việt ở tiểu học là quan sát, vấn đáp nhanh, đánh giá sản phẩm của học sinh, bài tập trắc nghiệm, bài thực hành. Đánh giá thường xuyên cũng chính là điều hành quá trình dạy học, phải tuân thủ yêu cầu của việc tổ chức hoạt động trong giờ học. Khi đánh giá thường xuyên, giáo viên cần tuân thủ quy trình và cũng là các yêu cầu đã được nói đến ở chương trước:

(1) Xác định được mẫu chuẩn đầu ra (kết quả mong đợi) của mỗi hoạt động trong giờ  học; (2) Tạo được các mẫu Tiếng Việt theo các tiêu chí, chỉ báo đã xác định. (3) Phát hiện được các lỗi học sinh mắc phải và sửa chữa, hướng dẫn cách làm để đạt kết quả đúng. Ở đây chỉ muốn lưu ý rằng, một lời nhận xét, đánh giá đầy đủ trong khi điều hành dạy học gồm ba phần và không được bỏ qua phần thứ nhất: khẳng định ưu điểm của học sinh, kể cả khi kết quả làm việc của các em còn rất yếu (đọc còn ngắc ngứ, rất chậm; viết chữ sai lệch nhiều so với mẫu…), giáo viên phải khen về thái độ (ví dụ: Em chịu khó đọc như thế là rất tốt/ Em biết giơ tay phát biểu là rất tốt…). Phần thứ hai: chỉ ra điểm chưa đạt – không nên dùng những câu phủ định nặng nề mà dùng những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, ví dụ: Em thử xem lại độ cao của con chữ h/ Em xem lại từ sung sướng viết đúng chưa. Và cuối cùng chỉ ra điểm chưa đạt không phải để đánh giá mà để đi đến phần thứ ba: chỉ dẫn để khắc phục. Những mẫu lời đánh giá của giáo viên phải được chuyển giao cho học sinh để các em biết đánh giá lẫn nhau vì sự tiến bộ. Đánh giá đồng đẳng không có nghĩa là cho phép phán xét bằng tập thể. Đánh giá vì sự tiến bộ đòi hỏi nội dung nhận xét phải rất cụ thể chứ không phải là những lời khen, chê chung chung: Bạn làm (trả lời, đọc, nói, viết…) tốt/ không tốt; mà cần chỉ rõ tốt/ chưa tốt ở chỗ nào.

Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (giữa học kì, cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết một vài câu về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra miệng để đánh giá đọc thành tiếng, nói và nghe. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,…); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc thành tiếng và đọc hiểu văn bản.

3. Cấu trúc đề kiểm tra, đánh giá định kì

id=”mcetoc_1ednmind63″ style=”text-align:justify”>

Kiểm tra đọc kết hợp nghe – nói

– Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp nghe – nói

Phần này thực hiện kiểm tra từng cá nhân. Học sinh sẽ được kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng một đoạn văn mà giáo viên đã chuẩn bị trước. Các em cần đọc đúng âm, đúng tiếng, to, dõng dạc, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, tốc độ đọc khoảng 40 – 60 tiếng trong 1 phút (học kì 2). Đồng thời học sinh sẽ được kiểm tra kĩ năng nghe hiểu, nói thành câu theo chủ đề bằng cách trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đã đọc hoặc trả lời câu hỏi về bản thân, về người thân trong gia đình.

– Kiểm tra đọc hiểu

Đề kiểm tra yêu cầu học sinh đọc một đoạn, bài khoảng 60 – 80 chữ (học kì 1), 90 – 130 chữ (học kì 2). Các em cần hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, đoạn thơ. Đề kiểm tra cũng bước đầu yêu cầu học sinh liên hệ nội dung đã đọc trong bài với bản thân, với thực tế cuộc sống.

Đề đọc hiểu thường gồm có 5 câu hỏi, bài tập. Bốn câu đầu thường yêu cầu học sinh khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu thứ 5 thường yêu cầu các em trả lời theo suy nghĩ của mình, luyện cho các em nói, viết thành câu, sử dụng tiếng Việt phù hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể.

Kiểm tra viết kết hợp kiểm tra kiến thức

– Kiểm tra viết chính tả

Đề kiểm tra cuối học kì 1 thường yêu cầu học sinh nhìn – viết đúng chính tả, đúng kiểu chữ thường cỡ vừa, tốc độ viết khoảng 20 – 25 chữ trong 15 phút. Các em cần viết đúng r/d (gi), ch/tr, s/x, l/n,…, viết đúng các vần iêng, yêm, iêt, ưu, ươu,…, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng dễ lẫn.

Đề kiểm tra cuối học kì 2 thường yêu cầu học sinh nghe – viết theo kiểu chữ thường cỡ nhỏ, tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ trong 15 phút.

– Phần kiểm tra viết câu diễn đạt một ý kiến (chỉ có ở học kì 2)

Phần này yêu cầu các em viết câu trả lời cho câu hỏi thuộc chủ điểm, viết câu trả lời về bản thân, gia đình, trường học hoặc viết câu nói về nội dung một bức tranh/ bức ảnh.

– Kiểm tra kiến thức

Ở học kì 1, phần kiểm tra kiến thức yêu cầu các em viết chính tả các tiếng có âm đầu dễ lẫn và kiểm tra vốn từ ngữ quen thuộc của các em. Ở học kì 2, ngoài hai nội dung này, các em còn được kiểm tra kĩ năng dùng các dấu câu như dấu chấm, dấu chấm hỏi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của Thiquocgia.vn.