Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống học kỳ 2

Hoạt động 1: Học hát: Vào rừng hoa (25 phút)

a. Khởi động:

– Tìm hiểu về Tết Việt Nam

+ Tranh ảnh/Video về tết cổ truyền VN

+

b. Giới thiệu và nghe hát mẫu:

Hướng dẫn HS quan sát bức tranh.

– Nghe hát mẫu.

c. Đọc lời ca:

Hướng dẫn đọc lời ca.

d.Tập hát:

– GV Hướng dẫn HS hát từng câu, nối cả bài.

– Hoàn thiện bài

– Tìm hiểu nội dung bài hát

e. Hát với nhạc đệm:

Hát kết hợp vỗ tay theo phách.

Hoạt động 2: Vận dụng sáng tạo Dài – ngắn (10 phút)

– Nghe mẫu – cảm nhận thể hiện.

– Đặt câu hỏi tương tác với HS:

?Các con nhận xét nội dung bức tranh/video…

? Hãy kể về ngày tết ở gia đình em

? Tết vào mùa nào trong năm? GV đàm thoại và gợi mở (nếu cần).

? Ngày tết trẻ em được người lớn quan tâm như thế nào?

gợi mở và tương tác với HS về các phương án trả lời.

GV chốt: Hàng năm, mùa xuân và ngày Tết cổ truyền của năm đem niềm vui đến mọi nhà, mọi người. Tết là dịp cả gia đình đoàn viên bên nhau trong tình thân. Dù đi xa ai ai cũng mong Tết đến để trở về đoàn tụ cùng gia đình.

– Tục lệ mừng tuổi ngày tết: Trẻ em thời xưa, đêm 30 tết rủ nhau đến từng nhà gõ cửa, hát đồng dao chúc mừng năm mới với những điều tốt lành và được chủ nhà mừng tuổi bằng những đồng tiền xu. Để tránh k bị làm rơi làm mất các em cất cẩn thận vào trong ống nứa (ở đầu có cưa 1 đường xéo làm chỗ bỏ tiền vào). Trẻ em cầm trên tay đi đến đâu đồng xu cũng phát tiếng xúc xắc rất vui tai..

– GV Hát/ bật mp3/ 2- 3 lượt

– GV đọc mẫu lời ca bài hát

? Em có thể đánh vần/ đọc được những từ nào?

? từ nào khó đọc

Tập đọc từ khó thuần thục

– Cho HS tập nói thuần thục 4 từ: Xúc xắc xúc xẻ (Hát nói, hát có cao độ)

– Hát mẫu từng câu lưu ý cao độ từ “ xẻ”, “ mẻ” có luyến.

– Sắc thái vui, hát gọn chữ.

– Tổ chức hát kết hợp vỗ tay theo phách /nhịp /tiết tấu.

– Xúc xắc xúc xẻ là âm thanh gì?

– Các bạn nhỏ đi chơi vào thời điểm nào?

– Vì sao các bạn nhỏ lại vui đến vậy.

– Tiền mừng tuổi được bỏ vào ống để làm gì?

– Chúng ta sẽ sử dụng tiền mừng tuổi vào việc gì có ích nhất?

– GV đệm đàn/ file nhạc,hướng dẫn HS hát khớp với nhạc đệm.

– Tổ chức trình bày bài hát ở các hình thức đã học.

– Hướng dẫn HS quan sát Power Point bảng phụ/ SGK

? Mỗi ô nhạc có mấy nốt nhạc

? tên gọi như thế nào

? Điểm khác nhau của các nốt nhạc là gì? (hình nốt)

– Đàn giai điệu mục 1

(Cho bọc sinh đọc tên nốt)

– HS cho biết hình nốt nào thì ngân dài hơn?

– GV khích lệ HS trả lời, tự nhận xét và nhận xét các bạn.

GV đàm thoại với HS về mùa xuân và Tết, về các công việc chuẩn bị đón Tết của các gia đình:

+ Người lớn chuẩn bị: dọn nhà, chúc tết, gói bánh chưng, thăm ông bà, về quê, lễ chùa, chơi chợ xuân…

+ Trẻ em: được đi chúc Tết/ đi chơi, may quần áo mới, lì xì, lễ chùa,…ăn bánh kẹo, ăn bánh chưng,

*GV khen ngợi HS đã thực hiện tốt các nội dung, và khuyến khích HS tự tập luyện thêm các phần còn thực hiện chưa tốt; về nhà kể về nội dung của bài học cho người thân cùng nghe.

– Quan sát, trải nghiệm, liên hệ thực tế, trả lời tương tác với GV và hiểu được ý nghĩa nội dung đang khám phá trải nghiệm

– Theo dõi quan sát video/ tranh để hiểu về nguồn gốc bài hát

– HS nghe, cảm nhận giai điệu, lời ca

– Nghe GV đọc mẫu cảm nhận và theo dõi ca từ

– Cùng quan sát và đánh vần đọc lời ca theo yêu cầu của giáo viên.

– Phát hiện từ khó, cùng đọc theo giáo viên, ghép đọc cả bài

– HS lắng nghe và hát theo mẫu

– Tương tác, trải nghiệm theo nội dung bài hát, trả lời câu hỏi của GV, rút ra ý nghĩa bài học

– Hát với nhạc đệm theo yêu cầu của GV

– Lắng nghe và trả lời câu hỏi GV

– Nghe âm thanh, cảm nhận, nhắc lại.

– Hình nốt tròn ngân dài hơn.

– HS lắng nghe và ghi nhớ.