Phản ứng chống trả-hay-bỏ chạy (Fight-or-Flight Response) | Hỏi gì?

Phản ứng chống trả hay bỏ chạy, còn được biết đến với tên gọi phản ứng căng thẳng cấp tính, là một phản ứng sinh lý xuất hiện khi có mặt một thứ gì đó gây khiếp sợ cho chủ thể, cả về cơ thể và tinh thần. Phản ứng này bị khơi mào bởi sự phóng thích các hormone giúp cơ thể chuẩn bị sẵn sàng để – hoặc là ở lại, đương đầu với mối đe dọa – hoặc là trốn chạy để bảo vệ an toàn cho bản thân.

The fight-or-flight response, also known as the acute stress response, refers to a physiological reaction that occurs in the presence of something that is terrifying, either mentally or physically. The response is triggered by the release of hormones that prepare your body to either stay and deal with a threat or to run away to safety.

fightflight
Nguồn: thoisu.com.vn

Thuật ngữ “chống trả hay bỏ chạy” thể hiện các lựa chọn mà tổ tiên chúng ta đã trải qua khi gặp phải một mối nguy hiểm xuất hiện.

The term ‘fight-or-flight’ represents the choices that our ancient ancestors had when faced with a danger in their environment.

Họ có thể chọn chống trả hoặc bỏ chạy. Dù là tình huống nào thì phản ứng sinh lý và tâm lý đối với căng thẳng cũng giúp cơ thể chuẩn bị để phản ứng lại mối nguy hiểm đó.

They could either fight or flee. In either case, the physiological and psychological response to stress prepares the body to react to the danger.

Phản ứng chống trả hay bỏ chạy được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1920 bởi nhà sinh lý học Walter Cannon. Cannon đã nhận ra một chuỗi các phản ứng xuất hiện tức thời bên trong cơ thể giúp dịch chuyển những nguồn năng lượng của cơ thể để xử lý tình huống gây đe dọa. Ngày nay, phản ứng chống trả hay bỏ chạy được xem là một phần trong giai đoạn đầu tiên của hội chứng thích ứng chung do Hans Selye phát hiện, một học thuyết mô tả quá trình phản ứng lại căng thẳng.

The fight-or-flight response was first described in the 1920s by American physiologist Walter Cannon. Cannon realized that a chain of rapidly occurring reactions inside the body helped to mobilize the body’s resources to deal with threatening circumstances. Today the fight-or-flight response is recognized as part of the first stage of Hans Selye’s general adaptation syndrome, a theory describing the stress response.

2573844-Earl-Sweatshirt-Quote-The-only-thing-that-can-combat-fear-is
Nguồn: Quotefancy

Quá trình diễn ra phản ứng chống trả-hay-bỏ chạy. What Happens During the Fight-or-Flight Response

Để đối phó với căng thẳng cấp tính, hệ thần kinh giao cảm của cơ thể được kích hoạt bởi sự phóng thích hormone đột ngột. Hệ thần kinh giao cảm kích thích tuyến thượng thận phóng thích các hormone nhóm catecholamine, bao gồm adrenaline và noradrenaline. Kết quả là làm tăng nhịp tim, huyết áp và nhịp thở.

In response to acute stress, the body’s sympathetic nervous system is activated due to the sudden release of hormones. The sympathetic nervous systems stimulate the adrenal glands triggering the release of catecholamines, which include adrenaline and noradrenaline. This results in an increase in heart rate, blood pressure, and breathing rate.

Sau khi mối đe dọa biến mất, cơ thể sẽ mất từ 20 đến 60 phút để trở về trạng thái bình thường như trước khi kích thích xuất hiện.

After the threat is gone, it takes between 20 to 60 minutes for the body to return to its pre-arousal levels.

Bạn có thể nghĩ đến lúc bản thân mình đã từng trải nghiệm phản ứng chống trả hay bỏ chạy này. Khi đối mặt với cái gì đó gây sợ hãi, nhịp tim của bạn tăng nhanh, bạn bắt đầu thở gấp hơn, toàn bộ cơ thể trở nên căng như dây đàn và sẵn sàng để hành động.

You can probably think of a time when you experienced the fight-or-flight response. In the face of something frightening, your heartbeat quickened, you begin breathing faster, and your entire body becomes tense and ready to take action.

Phản ứng này có thể xảy ra khi có mặt một mối hiểm họa sắp xảy đến với cơ thể (như chạm trán với một con chó hung dữ gầm gừ vào buổi sáng lúc bạn chạy bộ) hoặc là kết quả của một đe dọa thiên về tâm lý (như chuẩn bị có một bài thuyết trình lớn trước trường hay tại chỗ làm).

This response can happen in the face of an imminent physical danger (such as encountering a growling dog during your morning jog) or as a result of a more psychological threat (such as preparing to give a big presentation at school or work).

Một vài dấu hiệu về cơ thể cho thấy phản ứng chống trả hay bỏ chạy đã được châm ngòi, bao gồm:

Some of the physical signs that may indicate that the fight-or-flight response has kicked in include:

– Nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh: Cơ thể làm tăng nhịp tim và nhịp hô hấp để cung cấp đủ năng lượng và oxy cần thiết để thực hiện phản ứng ngay lập tức trước mối nguy hiểm.

Rapid Heart Beat and Breathing: The body increases heartbeat and respiration rate in order to provide the energy and oxygen to the body that will be needed to fuel a rapid response to the danger.

tải xuống
Nguồn: Healthgrades

– Da tái xanh hoặc ửng đỏ: Khi phản ứng căng thẳng bắt đầu xuất hiện, lưu lượng máu đến các khu vực bề mặt của cơ thể bị giảm xuống và lưu lượng đến các cơ, não, tứ chi tăng cao. Kết quả là da bạn có thể tái xanh đi hoặc mặt bạn có thể sẽ vừa tái xanh mà lại vừa như bị ửng đỏ vì máu đang truyền nhanh đến đầu và não. Khả năng đông máu cũng tăng lên để ngăn chặn tình trạng mất máu quá mức khi bị thương.

Pale or Flushed Skin: As the stress response starts to take hold, blood flow to the surface areas of the body is reduced and flow to the muscles, brain, legs, and arms are increased. You might become pale as a result, or your face may alternate between pale and flushed as blood rushes to your head and brain. The body’s blood clotting ability also increases in order to prevent excess blood loss in the event of injury.

– Đồng tử nở rộng: Cơ thể cũng tự chuẩn bị để tỉnh táo và tinh mắt hơn trong việc quan sát môi trường xung quanh trong khi mối nguy vẫn còn hiện diện. Một triệu chứng khác của phản ứng chống trả hay bỏ chạy là sự nở rộng của đồng tử, cho phép ánh sáng vào mắt nhiều hơn, từ đó tầm nhìn môi trường xung quanh cũng vì đó mà cải thiện hơn.

Dilated Pupils: The body also prepares itself to be more aware and observant of the surroundings during times of danger. Another common symptom of the fight-or-flight response is the dilation of the pupils, which allows more light into the eyes and
results in better vision of the surroundings.

– Run rẩy: Khi đối mặt với căng thẳng hoặc mối nguy hiểm, các cơ bắp trên người trở nên căng cứng và sẵn sàng để hành động. Sự căng cơ này có thể làm cơ thể run rẩy hoặc rung lắc.

Trembling: In the face of stress or danger, your muscles become tense and primed for action. This tension can result in trembling or shaking.

Tại sao phản ứng này lại quan trọng? Why It’s Important

Phản ứng chống trả hay bỏ chạy đóng một vai trò chủ chốt trong quá trình xử lý một căng thẳng hoặc một mối nguy hiểm trong môi trường. Về cơ bản, phản ứng này giúp cơ thể chuẩn bị để chống trả hoặc bỏ chạy khỏi mối đe dọa. Một điều quan trọng cần lưu ý là phản ứng này có thể bị châm ngòi bởi những mối đe dọa có thực và cả những mối lo chỉ có trong tưởng tượng.

The fight-or-flight response plays a critical role in how we deal with stress and danger in our environment. Essentially, the response prepares the body to either fight or flee the threat. It is also important to note that the response can be triggered due to both real and imaginary threats.

Bằng cách “châm ngòi” cơ thể hành động, bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn để ứng phó trong khi áp lực dâng cao. Sự căng thẳng do môi trường gây ra có thể cũng rất hữu ích, từ đó, khả năng cao là bạn sẽ đương đầu hiệu quả hơn với mối đe dọa.

By priming your body for action, you are better prepared to perform under pressure. The stress created by the situation can actually be helpful, making it more likely that you will cope effectively with the threat.

Dạng căng thẳng này có thể giúp bạn xử lý tốt hơn những tình huống đòi hỏi bản thân bạn phải làm tốt, như ở trường hoặc ở chỗ làm. Trong những trường hợp mối đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mạng sống thì phản ứng chống trả hay bỏ chạy thực sự có thể đóng vai trò then chốt quyết định sự sống còn của bạn. Bằng cách “lên số” chống trả hoặc bỏ chạy, phản ứng này đảm bảo khả năng sống sót cao hơn cho chủ thể trước mối nguy hiểm.

This type of stress can help you perform better in situations where you are under pressure to do well, such as at work or school. In cases where the threat is life-threatening, the fight-or-flight response can actually play a critical role in your survival. By gearing you up to fight or flee, the fight-or-flight response makes it more likely that you will survive the danger.

flat,1000x1000,075,f.u1.jpg
Nguồn: thoisu.com.vn

Một điều cần nhớ là mặc dù phản ứng chống trả hay bỏ chạy xuất hiện tự động nhưng điều đó không có nghĩa rằng phản ứng này lúc nào cũng chính xác và hợp lý. Đôi khi chúng ta phản ứng theo cách này ngay cả khi chẳng có mối đe dọa thực sự nào.

One thing to remember is that while the fight-or-flight response happens automatically, that does not mean that it is always accurate. Sometimes we respond in this way even when there is no real threat.

Các chứng ám ảnh sợ là ví dụ điển hình về sự châm ngòi của phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy khi đối mặt với một mối đe dọa do chủ thể tự cảm nhận. Một người sợ độ cao có thể có phản ứng căng thẳng cấp tính khi anh ta phải đi lên tầng cao nhất của một tòa nhà chọc trời để tham dự một cuộc họp. Cơ thể của anh này sẽ ở mức báo động cao khi nhịp tim và nhịp thở đều tăng. Khi phản ứng này trở nên nghiêm trọng hơn, nó có thể đưa đến một cơn hoảng loạn.

Phobias are good examples of how the fight-or-flight response might be triggered in the face of a perceived threat. A person who is terrified of heights might begin to experience the acute stress response when he has to go the top floor of a skyscraper to attend a meeting. His body might go on high alert as his heartbeat and respiration rate increase. When this response becomes severe, it may even lead to a panic attack.

x768x358.png,qv=1540563828.1148,7C,_storage,_images,_104,_top,_1536x716.png,qv=1540563828.1148.pagespeed.ic.XFWjiOLRuU.jpg
Nguồn: Calm Clinic

Hiểu rõ phản ứng chống trả hay bỏ chạy tự nhiên của cơ thể là một cách giúp ta đối phó với những tình huống như vậy. Khi bạn thấy mình bắt đầu căng thẳng, bạn có thể tìm những cách làm cơ thể bình tĩnh và thư giãn hơn.

Understanding the body’s natural fight-or-flight response is one way to help cope with such situations. When you notice that you are becoming tense, you can start looking for ways to calm down and relax your body.

Phản ứng căng thẳng là một trong những chủ đề nghiên cứu chính trong một ngành đang trên đà phát triển nhanh – tâm lý học sức khỏe. Các nhà tâm lý học sức khỏe quan tâm đến việc giúp con người ta tìm ra cách chiến đấu với căng thẳng và sống khỏe mạnh, tạo ra nhiều giá trị hơn. Bằng cách tìm hiểu về phản ứng chống trả hay bỏ chạy, các nhà tâm lý có thể giúp mọi người khám phá những cách thức mới trong việc đương đầu với phản ứng tự nhiên của cơ thể gây ra do căng thẳng.

The stress response is one of the major topics studied in the rapidly-growing field of health psychology. Health psychologists are interested in helping people find ways to combat stress and live healthier, more productive lives. By learning more about the fight-or-flight response, psychologists can help people explore new ways to deal with their natural reaction to stress.

Tham khảo. View Article Sources

Brannon, L & Feist, J. Health Psychology: An Introduction to Behavior and Health. Belmont, CA: Wadsworth; 2010.

Brehm, B. Psychology of Health and Fitness. Philadelphia: F.A. Davis Company; 2014.

Teatero, ML & Penney, AM. (2015). Fight-or-flight response. In I Milosevic & RE McCabe, (Eds.), Phobias: The Psychology of Irrational Fear. Santa Barbara, CA: Greenwood; 2015.

Nguồn: thoisu.com.vn/what-is-the-fight-or-flight-response-2795194

Như Trang.