Đề cương ôn tập thi tuyển công chức cấp xã

Nội dung ôn thi tuyển công chức cấp xã môn Kiến thức chung

Bộ đề cương ôn tập thi công chức cấp xã

style=”text-align:center”>

Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết đề cương ôn tập thi tuyển công chức cấp xã để bạn đọc cùng tham khảo. Bộ đề cương nêu rõ những nội dung cần ôn tập theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về đề cương ôn tập thi tuyển công chức cấp xã tại đây.

Tuyển tập bộ câu hỏi thi công chức môn Kiến thức chung

Đề thi công chức thuế môn Tiếng Anh năm 2010

400 câu hỏi phỏng vấn ôn thi công chức, viên chức giáo viên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ NĂM 2017

style=”text-align:center”>

(Môn kiến thức chung – thi viết)

Tập trung ôn tập những nội dung theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. Cụ thể các vấn đề sau:

1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là một tổ hợp có tính chỉnh thể, bao gồm các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị.

1.2. Cấu trúc hệ thống chính trị nước ta

Hệ thống chính trị nước ta bao gồm:

1.2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng cộng sản là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nhưng Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị:

* Vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị:

– Đề ra đường lối, chủ trương và mục đích cho hệ thống chính trị theo đó mà vận hành hoạt động.

– Đảng giữ vai trò là trung tâm nòng cốt cho những bộ phận khác trong hệ thống chính trị, lãnh đạo đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.

Sự lãnh đạo của Đảng được xác định bằng các phương thức chủ yếu sau:

• Lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, thông qua các nghị quyết của TW, nghị quyết của các cấp ủy Đảng ở các ngành, các cấp địa phương.

• Lãnh đạo bằng giáo dục, tuyên truyền vận động, nêu gương của đảng viên

• Lãnh đạo bằng công tác tổ chức và cán bộ, (quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị)

• Bằng công tác kiểm tra, giám sát

1.2.2. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Bộ máy Nhà nước bao gồm các cơ quan :

– Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

– Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

– Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

– Bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã.

– Hệ thống cơ quan tư pháp gồm: Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

* Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị:

– Nhà nước quản lý xã hội trước hết bằng pháp luật ( thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật), bằng hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Nhà nước thực hiện sự quản lý bằng chính sách, công cụ đòn bẩy và các biện pháp, trong đó có biện pháp cưỡng chế để đảm bảo duy trì sự ổn định trật tự xã hội, sự nghiêm minh của kỷ cương phép nước.

– Nhà nước thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quản lý theo ngành hoặc lãnh thổ, theo cấp vĩ mô hoặc vi mô.

– Mục tiêu của quản lý là nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo cho nhân dân được làm những gì pháp luật không cấm; phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế để phát triển nhanh và mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

1.2.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

* Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm các tổ chức sau:

– Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

– Tổng liên Đoàn Lao động Việt Nam;

– Hội nông dân Việt Nam;

– Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

* Vai trò của MTTQVN và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị

MTTQVN và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân vào việc xây dựng, cũng cố chính quyền (Bầu cử QH, HĐND các cấp); tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

2. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2.1. Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam

Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ở tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân.

Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam

2.2.1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

a. Vị trí của Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

b. Chức năng của Quốc hội

– Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp

– Làm luật và sửa đổi luật

– Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế – xã hội

Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.

Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước.

2.2.2. Chủ tịch nước

– Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

– Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

– Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

– Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin của đề cương