Đánh giá kết quả thực hiện Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

Mẫu báo cáo kết quả thực hiện Thông tư 22

Đánh giá kết quả thực hiện Thông tư 22

style=”text-align:center”>

Đánh giá kết quả thực hiện Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT là báo cáo của từng khối cuối năm học, mời các bạn tham khảo. Báo cáo đưa ra thuận lợi và khó khăn khi thực hiện thông tư 22, tình hình thực hiện thông tư tại khối.

Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

Mẫu nhận xét học sinh tiểu học theo thông tư 22

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Việc thực hiện Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

Năm học 20…-20…

Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường TH ……….. và kế hoạch chuyên môn nhà trường về hướng dẫn đánh giá định kì cuối năm và việc chuẩn bị tổng kết năm học 20…-20…;

Tổ chuyên môn khối … tổ chức đánh giá kết quả việc thực hiện Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT đến cuối học kì II năm học 20…-20… với nội dung cụ thể như sau:

I. Tình hình thực hiện Thông tư 22.

1. Về nhận thức GV-HS-PHHS:

Sau thời gian thực hiện TT22 giáo viên trong tổ đã quen dần với cách chọn câu từ, lời lẽ để nhận xét phù hợp với sức học của từng học sinh. Trong một tiết học số lượng học sinh được nhận xét nhiều hơn, đồng thời giáo viên cũng hướng dẫn học sinh tự nhận xét lẫn nhau.

Từ khi thực hiện TT22 những HS có sức học chậm không bị áp lực, tự ti, một mặt nào đó các em được khích lệ và động viên, giúp các em có hướng phấn đấu, vươn lên trong học tập thông qua lời nhận xét động viên của giáo viên.

Đánh giá theo TT22, không có sự phân biệt HS giỏi, khá, trung bình, yếu, HS không bị mặc cảm, áp lực về điểm số. GV kịp thời phát hiện tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những hạn chế để hướng dẫn, giúp đỡ HS trong quá trình học tập.

Tâm lý lo lắng của phụ huynh không còn nữa và đã quen dần với cách giáo viên nhận xét vào bài làm của con em mình. Sự phối hợp của phụ huynh với giáo viên đã giúp cho học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn.

2. Việc thực hiện nhận xét thường xuyên:

Giáo viên đánh giá học sinh thường xuyên qua từng bài học, tiết học, mỗi hoạt động, bài kiểm tra, vở viết hàng ngày của học sinh. Lời nhận xét thường xuyên, giáo viên ghi vào vở, đặc biệt quan tâm nhận xét các học sinh chưa đạt và trong lời nhận xét ấy, giáo viên đã ghi rõ những mặc được và chưa được của học sinh, ghi ra những biện pháp khắc phục, những hạn chế của học sinh. Giáo viên có những lời khen, lời động viên kịp thời giúp học sinh tiến bộ. Giáo viên nhân xét bằng lời nói ngay tại các bài học, tiết học.

3. Việc thực hiện ghi hồ sơ sổ sách:

Giáo viên thực hiện sổ theo dõi chất lượng qua mạng điện tử và có cập nhật thường xuyên. Học bạ, sổ chủ nhiệm giáo viên thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Sở GDĐT.

Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục giáo viên cập nhật vào giữa và cuối mỗi học kì, được lưu giữ tại bộ phận chuyên môn nhà trường.

4. Tổ chức kiểm tra định kì:

– Kế hoạch chung:

Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra định kì của trường, Phòng

Ra đề và thẩm định đề:

Giáo viên mỗi lớp tự ra đề kiểm tra theo chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng. Giáo viên trong khối thẩm định đề theo quy định khung ma trận và chọn 3 bộ đề nộp cho bộ phận chuyên môn. Bộ phận chuyên môn chọn 1 đề kiểm tra chung cho cả khối và 1 đề dự phòng.

Coi và chấm KTĐK:

Giáo viên coi thi đúng theo phân công của lãnh đạo, giáo viên coi kiểm tra chéo giữa các lớp, tổ chức chấm bài chéo giữa các lớp. Bàn giao chất lượng cuối năm giữ lớp trên và lớp dưới (có biên bản).

5. Khen thưởng HS:

Khen thưởng học sinh cuối năm thực hiện theo Điều 16, TT22/2016/TT-BGDĐT.

II. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Thông tư 22:

* Thuận lợi:

Thông tư 22 coi trọng việc động viên khuyên khích học sinh tích cực vượt qua khó khăn trong học tập và rèn luyện. Kết hợp hài hòa việc đánh giá của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh sẽ giúp cho việc đánh giá học sinh được toàn diện hơn.

Không thực hiện xếp loại HS, chỉ đánh giá sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác sẽ không tạo áp lực cho HS, GV, PHHS từ đó không có hiện tượng tiêu cực. Động viên, khích lệ việc học tập tạo động cơ thúc đẩy học sinh nhanh chóng tiến bộ.

Có qui định mức khen thưởng cuối năm là tất cả các môn học có điểm số phải đạt từ 9 điểm trở lên, các môn nhận xét phải hoàn thành tốt đây là động lực giúp học sinh phấn đấu trong học tập và có mức đánh giá cụ thể vào giữa học kì, cuối học kì. Giảm nhẹ bớt cho giáo viên trong việc thực hiện hồ sơ sổ sách.

* Khó khăn:

Theo TT22, trách nhiệm đánh giá HS dồn phần lớn cho GV trực tiếp giảng dạy khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo ngại nếu GV không phải là người công tâm và khách quan.

Nếu chỉ ghi lời nhận xét vào bài làm trong quá trình giảng dạy trên lớp, học sinh và phụ huynh không nắm được khả năng học tập của con em mình, một số phụ huynh không quan tâm lời nhận xét, không biết cách nhắc nhở con em mình sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ của HS.

Mặt khác, thời gian ghi nhận xét HS làm ảnh hưởng đến thời gian dành cho việc nghiên cứu bài, làm đồ dùng dạy học và nhất là thời gian phụ đạo cho đối tượng HS học chậm, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng HS hiện nay.

III. Đánh giá chung:

Giáo viên trong tổ đã thực hiện được việc đánh giá bằng lời hầu hết học sinh trong lớp, trong từng tiết dạy, tổ chức cho học sinh biết tự đánh giá, tham gia đánh giá trong quá trình học tập trên lớp. Giáo viên đã thực hiện việc ghi lời nhận xét thường xuyên, ghi vào vở, đặc biệt quan tâm nhận xét các học sinh chưa đạt và trong lời nhận xét ấy, GV ghi rõ cái đạt và chưa đạt của HS, đưa ra lời tư vấn, giải pháp để HS khắc phục hạn chế đó, các học sinh tiến bộ có lời khen và động viên kịp thời.