Có kinh nguyệt có tiêm vắc xin được không?

Có kinh nguyệt có tiêm vắc xin được không
Có kinh nguyệt có tiêm vắc xin được không

Có kinh nguyệt có tiêm vắc xin được không là thắc mắc của nhiều chị em. Theo chuyên gia y tế, tùy từng loại vắc xin khác nhau sẽ có những chỉ định và chống chỉ định riêng biệt. Điều chị em cần làm đó là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn để việc tiêm phòng vắc xin được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng nhất.

Chu kỳ kinh nguyệt là sự xuất hiện có chu kỳ hàng tháng xảy ra ở phụ nữ từ khi bước vào độ tuổi dậy thì đến hết độ tuổi sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ khỏe mạnh từ 28-32 ngày, số ngày hành kinh 5-7 ngày, lượng máu mất đi trong một chu kỳ kinh nguyệt 20-80ml. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ sức khỏe và sức khỏe sinh sản người phụ nữ khỏe mạnh.

Những loại vắc xin phụ nữ độ tuổi sinh sản nên tiêm

Theo chuyên gia y tế, ở mỗi độ tuổi thường dễ gặp một số bệnh lý nhất định. Và để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, hiện nay với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại đã cho ra đời nhiều loại vắc xin khác nhau phòng tránh.

Đối với những phụ nữ độ tuổi sinh sản thường cần tiêm một số loại vắc xin sau đây:

–         Vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván

Bệnh bạch hầu thuộc bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do một loại độc tố của vi khuẩn bạch hầu. Đối với bệnh ho gà cũng thuộc bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do trực khuẩn ho gà. Bệnh uốn ván thuộc dạng bệnh cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván phát triển trong môi trường yếm khí gây nên.

Để phòng ngừa những bệnh này, phụ nữ nên được tiêm phòng cả ba bệnh bạch hầu- ho gà- uốn ván, khuyến khích nên tiêm nhắc lại 10 năm 1 lần.

–         Vắc xin ngừa HPV

Đây là một loại virus gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà phụ nữ cần được tiêm. Hiện nay có khoảng hơn 150 tuyp HPV nhưng có khoảng 40 tuýp gây bệnh. Loại virus này có thể dẫn tới nhiều bệnh như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung….

Chuyên khoa khuyên phụ nữ độ tuổi sinh sản, kể cả những người chưa quan hệ tình dục vẫn nên tiêm phòng loại vắc xin này. Vắc xin phát huy tác dung tốt đa nhất khi phụ nữ dưới 26 tuổi.

–         Vắc xin cúm

Là một trong những bệnh truyền nhiễm có thể tác động mạnh mẽ đến hệ thống hô hấp của con người. Cúm mùa xảy ra thường xuyên và mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải dễ dàng. Vì thế, biện pháp tối ưu nhất hiện nay là tiêm phòng cúm.

Chuyên gia khuyến nghị chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung cần được tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.

–         Vắc xin phòng ngừa quai bị, sởi, rubella

Bệnh sởi, quai bị hay rubella đều thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm dễ lây lan. Nhưng với sự phát triển nghiên cứu từ y học hiện đại thì hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách tiêm phòng. Những loại vắc xin này được khuyến khích tiêm đối với mọi người. Đặc biệt là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.

–         Vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải. Bệnh có thể ngừa bằng việc tiêm phòng vắc xin thủy đậu.

–         Vắc xin viêm gan B

Là một loại bệnh do virus gây ra có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với các trường hợp mắc bệnh cấp tính. Theo y học khuyến cáo những người có quan hệ tình dục không an toàn nên tiêm ngừa viêm gan B.

–         Vắc xin covid 19

Như bạn đã biết hiện nay đại dịch covid 19 đang hoành hành cướp đi tính mạng của rất nhiều người trên thế giới. Trong đó có Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ người nhiễm covid 19 vẫn gia tăng , trong công tác phòng chống dịch khuyến khích người dân, kể cả phụ nữ độ tuổi sinh sản nên tiêm phòng vắc xin covid 19 đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Vậy, có kinh nguyệt tiêm vắc xin được không?

Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết: Tùy từng loại vắc xin được tiêm mà sẽ có những chỉ định và chống chỉ định riêng biệt, phụ nữ cần tuyệt đối tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ.

Đối với các loại vắc xin như bạch hầu, ho gà, uốn ván, thủy đậu, sởi, rubella…cho đến nay chưa có khuyến cáo cần kiêng tiêm phòng đối với phụ nữ đang có kinh nguyệt. Chính vì thế chị em không nên quá lo lắng, vẫn tiến hành tiêm chủng như  bình thường theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với vắc xin ngừa covid 19, theo quy định 4355/QĐ-BYT ban hành 10/9/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời trong việc thăm khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 đã có những quy định rõ ràng cụ thể.

Theo đó, đối với những phụ nữ  có bệnh lý cấp tính, đang có thai dưới 13 tuần, tiền sử rõ ràng chứng nhận nhiễm Covid-19 trong vòng 6 tháng mới phải trì hoãn tiêm chủng vắc xin. Ngoài ra, những người có tiền sử phản ứng phản vệ rõ ràng với vắc-xin Covid -19 lần trước mới chống chỉ định tiêm vắc-xin Covid-19 cùng loại.

Như vậy có thể kết luận rằng nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng có lịch tiêm phòng vắc xin covid 19 thì vẫn tiến hành tiêm chủng như bình thường. Tuy nhiên, bạn nên chú ý hơn đến sức khỏe. Hãy duy trì chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Chú ý khi đi tiêm chủng nên ăn sáng, để tránh trường hợp bị mệt, dễ tụt huyết áp khi tiêm chủng. Khi đi tiêm chủng, bạn sẽ được khám, kê khai tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng, được đo huyết áp, mạch, khám sàng lọc chi tiết xem bạn có đủ điều kiện để tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 hay không, sau đó mới tiến hành tiêm.

Sau khi tiêm bạn sẽ được nghỉ ngơi, theo dõi sau khi tiêm khoảng 30 phút rồi mới di chuyển về nhà và tiếp tục theo dõi sức khỏe theo khuyến cáo của bác sĩ.

>>> NÊN XEM THÊM: Có kinh nguyệt có nên nịt bụng không?

Tiêm vắc xin có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt không?

Đối với các loại vắc xin thông thường như cúm, sởi, rubella…hầu hết được nghiên cứu chứng minh ít tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe và không ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.

Đối với vắc xin covid 19, nhóm nghiên cứu của giáo sư sản phụ khoa tại Đại học sức khỏe và khoa học Orrego Mỹ cho biết rằng, hiện có ít nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của vắc xin đối với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích những dữ liệu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau tiêm chủng vắc xin. Nhóm nghiên cứu đánh giá trên khoảng 4000 phụ nữ, trong đó có đến 2400 phụ nữ đã tiêm vắc xin covid 18 chủ yếu là pfizer và Moderna.

Kết quả chứng minh rằng so với thời điểm 3 tháng trước khi tiêm vắc xin, những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt hơn hơn khoảng 3-5 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi hai. Điều này có nghĩa rằng khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh sẽ kéo dài hơn nhưng không đáng kể. Vẫn nằm trong ngưỡng cho phép bình thường.

Chính vì thế, nếu như phụ nữ có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt bất thường kéo dài trong vòng 2-3 tháng trở lên, nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám cụ thể bệnh, xác định nguyên nhân, từ đó bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp bảo vệ khả năng sinh sản.

>>> NÊN XEM THÊM: Có kinh nguyệt có làm răng được không? nhổ, trám, niềng, ….

Nếu phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao?

Theo bác sĩ chuyên Sản phụ khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu như chu kỳ kinh nguyệt chỉ rối loạn trong một vài chu kỳ thì có thể do lối sống sinh hoạt, chế độ nghỉ ngơi chưa hợp lý. Bên cạnh đó, những phụ nữ độ tuổi dậy thì có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt là bình thường. Tình trạng này sẽ diễn ra trong khoảng 1-2 năm đầu hành kinh rồi kết thúc. Hiện tượng này do buồng trứng hoạt động chưa ổn định gây nên.

Trong những trường hợp chị em có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt kéo dài trê 2-3 chu kỳ, nên tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. Bởi nguyên nhân gây ra có thể do các bệnh lý, rối loạn nội tiết tố; bệnh buồng trứng đa nang hoặc u xơ tử cung, u nang buồng trứng…thường gặp.

Mặc dù những bệnh lý này không nên nguy hiểm tới tính mạng phụ nữ nhưng nếu không sớm thăm khám và điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sức khỏe sinh sản; biến chứng vô sinh- hiếm muộn nếu như không sớm thăm khám và điều trị.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề có kinh nguyệt có tiêm vắc xin được không, nếu bạn vẫn còn nhiều vấn đề thắc mắc liên quan đến kinh nguyệt có thể để lại bình luận dưới cuối bài viết trên REVIEW AZ để được phản hồi.