Có kinh nguyệt có làm răng được không? nhổ, trám, niềng, ….

Có kinh nguyệt có làm răng được không
Có kinh nguyệt có làm răng được không

Trong thời gian gần đây, ý thức về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của người dân đang dần được cải thiện. Tuy nhiên, một vấn đề đang được rất nhiều chị em thắc mắc là đang có kinh nguyệt có làm răng được không? nhổ răng, trám răng, niềng,…Thấu hiểu được điều này, ở bài viết dưới đây, REVIEW AZ sẽ cung cấp các thông tin cụ thể để giúp các chị em giải đáp băn khoăn này.

CÓ KINH NGUYỆT CÓ LÀM RĂNG ĐƯỢC KHÔNG? NHỔ RĂNG, TRÁM RĂNG, NIỀNG,…

Ít ai biết rằng kinh nguyệt có mối quan hệ rất chặt chẽ đến các vấn đề răng miệng. Thông thường, nồng độ hormone estrogen sẽ tăng cao trước chu kỳ kinh. Và mô nướu là nơi chứa rất nhiều thụ thể estrogen. Do đó, trong thời gian hành kinh, sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ kéo theo hàm lượng estrogen ở mô nướu cũng sẽ thay đổi theo. Từ đó, dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng như: viêm và sưng nướu, loét miệng, đau răng,…

Trước ngày kinh nguyệt, sự tăng cao của hormone estrogen có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn trong môi trường miệng, khiến nướu trở nên nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh răng miệng của các bác sĩ nha khoa. Ngoài ra, các bác sĩ cũng tránh thực hiện một số thủ thuật như mài răng, nhổ răng, khoan răng… trong thời gian phụ nữ đang bị hành kinh. Bởi lúc này các nướu răng đang rất nhạy cảm, bị sưng nên việc thực hiện các hoạt động can thiệp vào răng miệng sẽ có thể làm gia tăng cảm giác đau nhức, vết thương sẽ dễ bị viêm, chảy nhiều máu hơn, thậm chí không thể cầm được máu.

Ngoài ra, phụ nữ cũng không nên tiến hành nhổ răng trong kỳ “ đèn đỏ” bởi vào lúc này nữ giới thường bị mệt mỏi, người trữ nước. Bên cạnh đó, trong thời gian hành kinh, màng tử cung tiết ra nhiều chất kích hoạt tổ chức màng, làm hòa tan chất albumin có tác dụng đông máu, đồng thời số lượng tiểu cầu trong máu cũng bị giảm xuống. Do đó, chức năng đông máu của cơ thể vào lúc này sẽ bị suy giảm, nếu các chị em thực hiện nhổ răng sẽ rất dễ bị chảy máu.

Nếu các chị em đã gặp các vấn đề về răng miệng thì nguy cơ bệnh tiến triển trầm trọng hơn trong những ngày kinh nguyệt là hoàn toàn có thể xảy ra. Các triệu chứng viêm nướu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong khoảng từ 2 ngày trước thời gian hành kinh.

Tốt nhất là các chị em nên đi khám chữa răng sau khi kết thúc chu kỳ kinh. Khi đó, hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể đã suy giảm và nướu răng cũng ít nhạy cảm nhất. Ngoài ra, ở thời điểm này, sức đề kháng của cơ thể đã được hồi phục và chức năng đông máu của cơ thể cũng đã trở lại trạng thái bình thường. Nên việc thực hiện nhổ răng, niềng răng,… vào lúc này cũng sẽ an toàn hơn.

NÊN LÀM RĂNG VÀO THỜI ĐIỂM NÀO LÀ TỐT NHẤT?

Như chia sẻ ở trên, các chị em nếu đang có ý định nhổ, hàn hay niềng răng thì nên đi gặp bác sĩ nha khoa sau khi chu kỳ kinh kết thúc bởi vào lúc này nồng độ hormone estrogen đã suy giảm, nướu răng cũng ít nhạy cảm hơn. Việc thăm khám và điều trị các vấn đề răng miệng vào lúc này sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

Các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên các chị em nên thực hiện các hoạt động can thiệp trên răng vào buổi sáng hoặc trưa. Bởi vào lúc này, các chị em có sức khỏe và tâm lý tốt nhất. Đồng thời, nếu sau khi nhổ răng mà xảy ra vấn đề gì thì có thể đi khám vào buổi chiều, tránh phải đi cấp cứu lúc nửa đêm.

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG SAU KHI LÀM RĂNG

Sau khi thực hiện các hoạt động can thiệp trên răng như: nhổ, hàn răng, niềng răng,…, các chị em nên lưu ý những vấn đề dưới đây để nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa nhiễm trùng:

  • Cắn chặt miếng gạc

Sau khi nhổ răng, các chị em sẽ được bác sĩ yêu cầu cắn gạc tại chỗ trong khoảng từ 30 – 45 phút. Việc làm này sẽ tạo lực ép nhất định để khiến máu ngừng chảy. Trong thời gian này, các chị em cần tránh nói chuyện nhiều, bởi việc làm này có thể khiến miếng gạc bị lỏng và gây cản trở quá trình hình thành cục máu đông tại chỗ nhổ. Ngoài ra, các chị em không nên để ngón tay hoặc lưỡi tiếp xúc với chỗ nhổ để tránh tình trạng nhiễm trùng và chảy máu. Ngoài ra, các chị em sau khi nhổ răng cũng cần hạn chế ho, hắt xì hơi để tránh gây áp lực lên vết thương, dẫn đến tình trạng chảy máu

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Những người mới nhổ răng nên sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm cảm giác đau đớn. Không nên tự ý uống quá liều, bởi điều này có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các bạn nên chườm túi đa lên má ngay sau khi nhổ răng để làm giảm tình trạng đau sưng. Cách thực hiện là các chị em lấy túi nước đá chườm lên phần má, bên ngoài vết nhổ trong khoảng 10-20 phút. Việc làm này sẽ giúp cầm máu nhanh, khiến các mạch máu co lại và làm giảm sưng hiệu quả. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này trong khoảng 24h sau khi nhổ răng. Còn sau đó, các chị em nên chườm bằng khăn ấm để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp vết thương mau lành.

Thành phần axit tannic có trong trà sẽ có tác dụng hình thành cục máu đông nhanh chóng. Nếu các chị em sau khi nhổ răng 1 tiếng vẫn thấy máu chảy ra thì nên đặt một túi trà ẩm trực tiếp lên vị trí vừa nhổ răng và cắn chặt lại trong vòng 30 phút để tạo sức ép lên vết thương, làm cho máu ngừng chảy.

  • Súc miệng bằng nước muối

Đây là một việc mà các chị em nên thực hiện vào ngày hôm sau sau khi nhổ răng. Các chị em có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý được bán sẵn tại các hiệu thuốc để súc miệng. Khi súc miệng bằng nước muối, các chị em nên chú ý thực hiện một cách chậm rãi, nhẹ nhàng để không gây áp lực lên vết thương. Chỉ nên dùng lưỡi di chuyển qua lại, sau đó nhổ ra từ từ, tránh tác động đến vết thương. Các chị em sau khi nhổ răng nên thực hiện súc miệng khoảng 4-5 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh khoang miệng.

Trong quá trình đánh răng, các chị em cũng nên chú ý tránh để bàn chải tiếp xúc với vết nhổ. Việc làm này sẽ giúp hạn chế tổn thương đến vết nhổ.

  • Dành thời gian để nghỉ ngơi

Việc nghỉ ngơi sau khi nhổ răng là vô cùng quan trọng, giúp ổn định huyết áp và tạo điều kiện để máu đông nhanh. Các bác sĩ khuyến cáo: Các chị em không nên tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào ít nhất 24 tiếng sau khi thực hiện nhổ răng.

  • Chú ý đến chế độ ăn uống sau khi nhổ răng

Đây là một trong những điều mà các chị em cần phải đặc biệt quan tâm để vết thương nhanh chóng lành và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Các chị em nên đợi hết thuốc tê mới bắt đầu ăn và chú ý một số điều dưới đây:

– Nên tiêu thụ các món ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp, nước hầm,… Tránh ăn các đồ ăn quá cứng, dai hay quá nóng để tránh gây tổn thương đến vết nhổ.

– Không dùng ống hút trong ít nhất 3 ngày vì việc làm này có thể làm bật cục máu đông ra ngoài nướu.

– Không sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine, có cồn, đồ uống có ga, đặc biệt là hút thuốc lá trong hai ngày đầu tiên sau khi nhổ răng.

HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐÚNG CÁCH

  • Đánh răng đều đặn mỗi ngày

Việc đánh răng 2 lần/ ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ là cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cơ bản và quan trọng nhất, giúp ngăn ngừa các bệnh về nướu và sâu răng.

Nên thay bàn chải đánh răng mới sau khoảng 3 – 4 tháng sử dụng. Đối với người niềng răng thì cần sử dụng loại bàn chải chuyên dụng theo hướng dẫn của nha sĩ.

  • Chú ý vệ sinh lưỡi

Các mảng bám không chỉ tích tụ trên răng gây ra bệnh viêm nha chu mà chúng còn có thể tích tụ trên lưỡi gây ra các vấn đề về răng và miệng mùi hôi miệng khó chịu. Do đó, sau khi chải răng, các bạn thực hiện vệ sinh lưỡi từ trong ra ngoài bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.

  • Sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride

Việc lựa chọn kem đánh răng phù hợp là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng. Tuy nhiên, các bạn nên lựa chọn loại kem đánh răng có chứa fluoride. Hoạt chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn gây sâu răng, đồng thời hình thành một hàng rào bảo vệ răng, giúp cho men răng bền vững và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

  • Sử dụng chỉ nha khoa

Tăm xỉa răng thường không thể lấy hết những mảnh thức ăn trong các kẽ răng. Trong khi đó, các sản phẩm chỉ nha khoa hoặc tăm nước sẽ có thể loại bỏ những mẩu thức ăn nhỏ bị kẹt trong kẽ răng một cách nhẹ nhàng mà không gây tổn thương nướu răng. Khi các kẽ răng được làm sạch hoàn toàn thì sẽ hạn chế tình trạng mảng bám, viêm và sưng nướu.

  • Tránh sử dụng thuốc lá

Thuốc lá có thể khiến cho màu răng ngả vàng, phá hủy men răng và gây ra các bệnh về răng miệng, thậm chí dẫn đến ung thư vòm miệng. Do đó, các chị em nên tránh sử dụng thuốc lá để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

  • Khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần

Khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần sẽ  giúp phát hiện ra những vấn đề bất thường và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Mong rằng qua bài viết trên đây, các chị em có thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề có kinh nguyệt có làm răng được không? nhổ răng, trám răng, niềng, ….. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, chị em hãy nhấp chuột chọn MỤC BÌNH LUẬN cuối bài