Có bầu bao lâu thì thèm ăn? [Đồ chua, hoa quả, trái cây, …]

Có bầu bao lâu thì thèm ăn
Có bầu bao lâu thì thèm ăn

Khi mang thai, mẹ bầu trải qua nhiều sự thay đổi trong đó có chế độ ăn uống, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai. Thậm chí có nhiều mẹ trong thời gian đầu thai kỳ không có cảm giác thèm ăn, cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu…vậy có bầu bao lâu thì thèm ăn? Chế độ ăn uống như thế nào tốt nhất cho bà bầu? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin cụ thể có trong bài viết dưới đây của Review AZ.

Nhiều người có suy nghĩ rằng, các mẹ bầu ăn chế độ ăn của 2 người, thường hay thèm ăn và có thể ăn rất nhiều thứ. Nhưng thực tế cho thấy điều này chỉ đúng với một bộ phận phụ nữ mang thai. Bởi có nhiều mẹ bầu khi mang thai bất ngờ gặp phải chứng chán ăn, thậm chí có những mẹ chán ăn tất cả mọi thứ, kể cả những đồ ăn mà trước kia rất yêu thích? Vì sao lại xảy ra chuyện này và điều đó có nguy hiểm không? Khi nào có bầu sẽ thèm ăn trở lại???

Vì sao có bầu lại chán ăn?

Theo bác sĩ chuyên Sản phụ khoa, chứng chán ăn hay thèm ăn ở phụ nữ mang thai là kết quả của việc thay đổi hormone khi mang thai. Thông thường, khi hormone HCG tăng lên đạt đỉnh và bắt đầu giảm sau 3 tháng đầu thai kỳ. Chính sự thay đổi này là nguyên nhân dẫn tới những thay đổi trong cơ thể mẹ, đặc biệt thường xuyên gặp phải chứng chán ăn. Tình trạng này thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ thai kỳ  và dấu hiệu này điển hình của tình trạng ốm nghén.

Ốm nghén được coi là phản ứng bình thường của cơ thể. Khi hormone thai kỳ tăng lên sẽ dẫn tới những thay đổi trong cơ thể mẹ, dẫn tới mất cân bằng. Mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng nôn hoặc buồn nôn bất kỳ lúc nào nhưng tồi tệ nhất là vào sáng sớm.

Đa phần phụ nữ sẽ xuất hiện ốm nghén, dẫn tới chán ăn trong khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà mẹ không nên quá lo lắng.

Có bầu bao lâu thì thèm ăn trở lại?

Nhiều mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, thậm chí suy kiệt khi không thể ăn uống được trong thời gian mang thai. Mặt khác, mẹ lo lắng không biết tình trạng khó ăn uống sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của em bé. Lúc này, câu hỏi được đặt ra đó chính là có bầu bao lâu thèm ăn trở lại???

Theo chuyên gia y tế, đa số phụ nữ sẽ xuất hiện ốm nghén khi ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ dẫn tới hiện tượng chán ăn. Sau đó, ốm nghén sẽ mất đi khi họ ở trong khoảng từ 16 – 20 tuần và  việc ăn uống sẽ sớm quay về trạng thái bình thường. Như vậy, ít nhất sau 3 tháng hoặc từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu sẽ có cảm giác thèm ăn trở lại.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết rằng, theo nghiên cứu, ốm nghén khi mang thai ở mỗi người là khác nhau. Có người không ốm nghén khi mang thai, một số khác thì ốm nghén 3 tháng đầu hoặc cho đến tận khi sinh con và chế độ ăn uống có sự khác nhau. Có những mẹ chán ăn 3 tháng đầu, có những mẹ chán ăn suốt thai kỳ. Vì thế, không thể định nghĩa được một cách rõ ràng khi nào có bầu thèm ăn trở lại.

Do vậy, mẹ cần tùy thuộc vào cơ địa của mình. Hãy chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể. Nếu như có những món ăn mẹ không thể ăn được trong thai kỳ thì không nên cố gắng ăn. Thay vào đó, hãy chọn những món ăn khác phù hợp hơn, cảm thấy dễ ăn hơn trong thời kỳ thai nghén.

Một số thực phẩm mẹ thường chán ăn trong thai kỳ?

Ở mỗi mẹ bầu có dấu hiệu chán ăn những món khác nhau. Thông thường là những loại thức ăn có mùi mạnh như: trứng, hành, tỏi, trà, dầu mỡ, đồ ăn cay hay các loại gia vị.

Một số thực phẩm mẹ thường thèm ăn khi mang thai?

Bao gồm đồ chua, hoa quả, trái cây…là những món mẹ thường thèm ăn trong khi mang thai. Những món ăn này thường không gây hại nên mẹ có thể an tâm. Tuy nhiên, chú ý cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo đủ điều kiện cho em bé phát triển tốt nhất.

Có bầu nên ăn gì tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ có sức khỏe tốt nhất, nên chú ý đến những món ăn tốt cho mẹ và bé sau đây:

–         Cân đối nhóm dưỡng chất: bao gồm 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu như chất bột đường, chất đạm, các loại vitamin cần thiết, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.

–         Bổ sung axit folic: từ khi chuẩn bị mang thai và đang mang thai, mẹ bầu cần thiết phải bổ sung axit folic với tác dụng phòng tránh dị tật ống thần kinh. Việc bổ sung axit folic có thể kéo dài đến hết 3 tháng đầu mang thai. Mẹ chú ý dùng đúng liều lượng bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều axit folic từ sữa, ngũ cốc thô, bơ…

–         Bổ sung canxi: là nhóm dưỡng chất không thể thiếu cho cả mẹ bầu và em bé. Canxi giúp hệ thống xương khớp, tuần hoàn, thần kinh của mẹ và bé hoạt động một cách nhịp nhàng. Do đó, mẹ chú ý bổ sung 1.200 miligam canxi mỗi ngày.

–         Nhóm vitamin D: mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm từ cá hồi, các loại đồ uống như nước cam,,,,tăng cường vitamin giúp hệ thống xương của em bé phát triển. Theo một số nghiên cứu chứng minh, mẹ bổ sung vitamin D đầy đủ có thể phòng tránh nguy cơ tiền sản giật.

–         Protein: là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ quan của em bé đặc biệt là bộ não. Do vậy, mẹ nên bổ sung thường xuyên thịt nạc, gia cầm, trứng, cá…cung cấp nguồn protein tuyệt vời cho cơ thể bạn.

–         Bổ sung sắt: trong thời kỳ mang thai, mẹ dễ gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Chính vì thế, mẹ nên chú ý bổ sung sắt mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, chú ý bổ sung trứng, củ dền, thịt đỏ…cung cấp chất sắt cho cơ thể bạn.

–         Bổ sung omega 3: là dưỡng chất quan trọng cần thiết khi mang thai cần bổ sung giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh cho trẻ.

Chú ý: tất cả những loại vitamin theo viên uống cần phải dùng khi bác sĩ kê đơn. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng. Đối với các loại thực phẩm, mẹ cần phải ăn chín, tuyệt đối không ăn đồ ăn tái sống.

Mẹ bầu nên tránh xa đồ ăn, thức uống nào?

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cần bổ sung, mẹ bầu chú ý tránh xa những đồ ăn sau đây:

–         Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá…Những loại này khi vào cơ thể mẹ sẽ qua nhau thai xâm nhập vào em bé gây hại cho thai nhi. Những ảnh hưởng của những chất kích thích trên là vô cùng lớn, thậm chí có thể làm cho bé chậm phát triển hoặc gặp phải tình trạng dị tật bẩm sinh ở một bộ phận nào đó.

–         Không nên ăn những đồ ăn mất an toàn vệ sinh, có thể chứa vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh như: tiết canh, thịt cá sống, thực phẩm chưa qua tiệt trùng sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

–         Không nên sử dụng một số loại củ quả mọc mầm, đặc biệt là khoai tây mọc mầm vì nó đã có chứa chất độc không tốt.

–         Các sản phẩm như bơ, sữa chưa qua tiệt trùng mẹ không nên sử dụng. Chú ý những đồ ăn để lâu trong tủ lạnh không nên sử dụng. Vì nó có thể chứa vi khuẩn Listeria – một loài vi khuẩn gây sẩy thai – có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Mẹ nên tránh xa đồ ăn nhanh như thịt nguội và xúc xích,….

–         Chú ý tránh xa loại sò, ốc, hàu sống có thể là nguyên nhân dẫn tới ký sinh trùng và vi khuẩn. Mẹ nhớ cần phải nấu hàu, trai….chín trước khi sử dụng.

Mẹ cần điều chỉnh một số thói quen ăn uống có hại cho cả mẹ và con

Song song với những đồ ăn, thức uống nên tránh thì mẹ cần điều chỉnh một số thói quen ăn uống có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:

  •       Giảm lượng muối ăn: mẹ có biết nếu sử dụng đồ ăn quá mặn có thể dẫn tới huyết áp cao, phù chân,…ảnh hưởng không tốt đến mẹ và con. Chính vì thế, lời khuyên từ chuyên gia, mẹ nên tạo thói quen ăn nhạt, không nên ăn quá mặn.
  •       Không nên hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa thủy ngân cao: mặc dù cá sử dụng tốt cho sức khỏe, cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh tốt hơn thịt động vật. Tuy nhiên, mẹ cần tránh xa các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm…), có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
  •       Không nên uống nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein: khi mang thai mẹ nên tránh sử dụng cafein và đồ uống có ga có hại với thai nhi, có khả năng gây sảy thai cao. Đặc biệt cafein có trong cà phê có thể phá vỡ các vitamin dẫn tới thiếu B1 gây chán ăn, mệt mỏi, táo bón thai kỳ. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.
  •       Hạn chế dùng các chất kích thích không tốt cho sức khỏe của mẹ như ớt, hạt tiêu hoặc các thức ăn chế biến công nghiệp trong thời gian mang thai.

NÊN XEM THÊM:

Review AZ mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được có bầu bao lâu thì thèm ăn. Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết bổ ích dành cho bạn. 

Chúc bạn sức khỏe.