Cây Lộc Vừng có ý nghĩa gì, tác dụng gì

Cây Lộc Vừng

Cây Lộc Vừng có mấy loại, ý nghĩa gì, Giá bao nhiêu 

Cây Lộc Vừng Cây cảnh là một trong những thú vui, vật trang trí yêu thích của nhiều gia đình Việt Nam. Cây cảnh không chỉ mang lại giá trị về mặt trang trí, mà còn có giá trị về mặt phong thuỷ, đem lại những may mắn, tài lộc cho gia chủ. Không những thế, một số loại cây cảnh còn mang vị thuốc chữa bệnh quý giá.

Mỗi loại cây cảnh được chọn làm vật trang trí phong thuỷ thường mang những ý nghĩa đặc trưng riêng. Chẳng hạn như cây Kim Ngân mang đến cho gia chủ nhiều vận may trong kinh doanh. Giữ gìn tài sản, tài vận luôn được vững vàng; cây Hồng Môn biểu trưng cho tình yêu bất diệt, nồng thắm, giữ lửa tình cảm trong gia đình. Cây Phát Tài giúp cho gia chủ làm ăn thăng tiến, thắng lợi trong kinh doanh, mua bán,…

Những năm gần đây, cây Lộc Vừng được nhiều người yêu thích cây cảnh săn đón ở khắp vùng miền. Với thân cây to, hoa nở thành từng chùm sợi, lộc vừng thường được trồng ở khuôn viên cây cảnh, tạo được bóng mát và còn mang lại ý nghĩa phong thuỷ cho cả gia đình.

Xem thêm Xem thêm : 100 Lẵng hoa tang lễ đẹp, sang trọng tại https://hoanguyethy.com/shop/dien-hoa/tang-le/

Tìm hiểu về cây Lộc Vừng

Cây Lộc Vừng còn có tên gọi khác là Chiếc hay Lộc Mưng, được đặt tên khoa học là Barringtonia Acutangula. Lộc Vừng là loại cây ưa vùng đất ấm, không chỉ tìm thấy ở Việt Nam, Lộc Vừng còn mọc nhiều ở các quốc gia khác như Campuchia, Lào, Thái Lan, ngoài ra còn phát triển ở các vùng đất ven biển Nam Á và Bắc Úc,…

Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà

Lộc Vừng mang vẻ đẹp từ hình dáng bình thường cho đến ý nghĩa sâu sắc. Về mặt phong thuỷ, Lộc Vừng được xếp vào nhóm bốn loại cây cảnh quý: Sanh, Sung, Tùng, Lộc. Theo quan niệm dân gian, khi trồng Lộc Vừng trong khuôn viên nhà, sẽ góp phần mang đến cho gia chủ nhiều tài lộc, hưng thịnh, phát đạt,…

Đặc điểm cây Lộc Vừng

Lộc Vừng thuộc nhóm cây cổ thụ, có thân to, tán cây rộng mát thường được trồng ở những nơi rộng rãi như công viên, sân trường, bệnh viện, khách sạn, khu đô thị… Hơn nữa, hoa của cây Lộc Vừng khác hẳn so với những loại cây cảnh khác, hoa chùm dây rũ xuống giống như bức màn trang trí bao quanh tán cây. Từng sợi bông có thể dài dến 70 cm, khi hoa nở rộ, càng thấy rõ nét đẹp của loài cây này. Hương thơm toả ra cũng nhẹ nhàng và dễ chịu. Hoa Lộc Vừng nở rất nhiều nên nó mang đến ý nghĩa tài lộc sinh sản vô định, ngày một nhiều hơn.

Tuổi thọ cây Lộc Vừng kéo dài đến hàng trăm năm, cũng tương ứng với Lộc được trường tồn kéo dài mãi mãi. Vì thế, Lộc Vừng mang ý nghĩa trường thọ, bách niên giai lão đến cho gia chủ. Gốc Lộc Vừng rất to, chắc khoẻ, mang ý nghĩa về sự kiên định, vững chắc.

Cây Lộc Vừng có tác dụng gì

Bên cạnh những ý nghĩa về phong thuỷ, Lộc Vừng thuộc vào nhóm cây có giá trị về dược học, có tác dụng chữa bệnh trong các bài thuốc dân gian. Giá trị từ vỏ, rễ, lá và hạt của cây Lộc Vừng mang đến nhiều giá trị, chữa được các loại bệnh thông thường gặp phải.

Trồng nhiều Lộc Vừng ở khuôn viên nhà, sẽ giúp cho không khí được điều hoà, sàng lọc, mang đến sự trong lành, thoáng mát cho cả gia đình.

Vỏ cây Lộc Vừng sau khi cạo sạch, cắt thành lát mỏng và mang đi phơi khô hay sấy. Nếu bị tiêu chảy hay sốt, chỉ cần sắc vỏ cây với khoảng 500ml nước lọc, mỗi ngày uống 2 lần thì sẽ giảm được tình trạng tiêu chảy và hạ sốt.

Hạt Lộc Vừng giã nhuyễn, uống kèm với nước gừng có tác dụng chữa khỏi cảm lạnh và đi tả (tiêu chảy).

Quả Lộc Vừng xanh có tác dụng trong chữa chàm, đau răng. Nếu bị chàm, hãy giã nhuyễn quả xanh, sau đó bôi lên vết chàm 2-3 lần mỗi ngày. Để phòng ngừa, chữa đau răng, quả xanh đem đi giã nát sau đó ngâm với rượu nếp gốc khoảng 1 tháng. Mỗi lần dùng, chỉ cần lấy nước ngậm hằng ngày.

Cây Lộc Vừng

Cây Lộc Vừng có ý nghĩa gì – Công dụng gì

Rễ Lộc Vừng được sơ chế như vỏ cây, sắc với nước để làm nước uống với tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, giải cảm và kích thích tiêu hoá, chữa được ho, long đờm.

Phần lá non của Lộc Vừng còn được nhiều người dân bản địa các nước Đông Nam Á làm rau sống, nấu canh chua, kích thích vị giác ngon miệng trong các bữa ăn.

Ngoài được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian của Đông y cố truyền, các bộ phận từ cây Lộc Vừng còn được các nhà khoa học nghiên cứu, bào chế thành các loại thuốc tây y. Chiết suất từ hạt lộc vừng có khả năng chống lại các tế bào ung thư, kháng nấm và giảm đau.

Trong cây Lộc Vừng có chứa chất Saponins – có tác dụng tốt trong chữa trị long đờm, ho và các tác dụng tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều, sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn tuỳ theo cơ địa của từng người.

Nên trồng Lộc Vừng ra sao để phát huy những ý nghĩa của loài cây này

Lộc Vừng thuộc cây cổ thụ, theo quan niệm xưa, việc trồng cây cổ thụ trong nhà không nên trồng chỉ một cây Lộc Vừng mà phải trồng xen với những loại cây cổ thụ khác. Hơn nữa, việc thua mua Lộc Vừng từ gia chủ khác càng đem đến nhiều tài lộc cho gia chủ mới hơn. Vì nó tích tụ những tài lộc của gia chủ, khi bán đi, cũng đồng nghĩa với việc bán đi những tài lộc của mình.

Trồng Lộc Vừng ở trước nhà tốt hơn so với những chỗ khác, vì khi đó Lộc Vừng xua đuổi đi những âm khí không tốt, toả ra dương khí bảo vệ mọi người trong nhà. Tuy nhiên, với mỗi gia chủ sẽ có những vị thế phong thuỷ phù hợp, khi trồng cây Lộc Vừng hay bất kỳ loại cây cổ thụ nào khác hãy tham khảo những ý kiến từ các chuyên gia phong thuỷ, để trồng cây có vị trí phù hợp với bản mệnh của gia chủ.

Hoa Lộc Vừng có màu đỏ, càng mang đến sự may mắn, bình an cho gia đình. Hơn nữa, hoa Lộc Vừng còn được kích thích ra theo ý muốn mà không cần phải chờ theo mùa. Người trồng có thể tưới cho cây với hàm lượng Kali hay Natri hơi đặc. Để cho cây rụng hết lá sau khoảng 4 ngày, chăm dưỡng lại cây bằng nước vo gạo để cây được kích thích ra lá mới.

Khoảng sau 1 tháng, cây sẽ bắt đầu có nhiều chòi non và mầm hoa mới. Người trồng muốn hoa mới ra thì chỉ cần chờ hoa tàn và sau đó thực hiện lại các thao tác như cũ.

Đặt hoa đẹp, giá siêu rẻ ở: Hoanguyethy.com