Cây hồng môn có tác dụng gì, hợp với mệnh gì

Cây hồng môn

Cây hồng môn và những điều bạn cần biết

Cây hồng môn một cái tên còn khá lạ với nhiều người. Chỉ có những người yêu thích và đam mê cây cảnh mới có thể biết nó như thế nào.

Hiểu được điều đó, hôm nay chúng tối sẽ chia sẻ mọi thứ về cây hồng môn để tất cả mọi người cũng tìm hiểu. Hãy xem ngay bài viết sau để được hiểu rõ hơn

Thông tin chung về cây hồng môn

Cây hồng môn là loài cây sống lâu năm thường được gọi với nhiều cái tên thân thuộc khác như: môn hồng, tiểu hồng môn, buồm đỏ hay là vĩ hoa tròn.  Nó còn có tên khoa học là Anthurium andreanum thuộc họ Araceae và xuất xứ từ vùng đất Colombia vào khoảng năm 1876.

Tại Việt Nam, cây hồng môn được người dân nhân giống và nuôi trồng nhiều ở Đà Lạt. Sau đó cây được trồng rãi ra nhiều tỉnh thành khác, nhiều nhất là ở thủ đô Hà Nội.

Cây hồng môn
Cây hồng môn

Đặc điểm cây hồng môn

Về hình thái

  • Cây hồng môn là dòng cây thân thảo, có rễ chùm, thân ngắn.
  • Cây sống lâu năm và khi mọc thì tạo thành bụi.
  • Thân cây được bao quanh một lớp lá màu xanh tươi tắn. Các lá được nối với thân thẳng đứng và mỗi lá có độ dài khoảng từ 10-20 cm.
  • Lá cây có dạng hình bầu dục, đầu lá thuôn nhọn còn về phần gốc thì có hình thù giống trái tim.
  • Hoa hồng môn có màu đỏ tươi, cụm hoa thì mang một màu vàng nhạt. Loài hoa này thường mọc thành một cụm trên một cuốn vừa dài vừa cong. Hoa hồng môn thì nở quanh năm nhất là vào mùa hạ và mùa xuân.
  • Cây hồng môn thường có 3 loại chính đó là: đại hồng môn, tiểu hồng môn và trung hồng môn. Tùy vào vị trí cũng như sở thichs mà mỗi người có một lựa chọn khác nhau.

Về sinh thái

  • Cây hồng môn là loài ưu khí hậu mát mẻ, có nhiệt độ nằm khoảng 18-20 độ C. Độ ẩm thích hợp nhất để caay sinh trưởng tốt thuộc mức tuwg 70-80%. Khi nhiệt độ cao lên trên 30 độ C thì cây sẽ bị héo úa, cháy là và tồi tệ nhất là chết. Còn nếu nhiệt độ lạnh dưới 15 độ C thì cây sẽ ngưng hết mọi hoạt động sinh trưởng.
  • Đất tơi xốp, được trộn chung với phân hữu cơ hay trấu là điều kiện giúp hoa hồng môn phát triển tốt.
  • Cây chỉ cần một lượng nước vừa đủ. Bởi nếu nước nhiều quá thì cây dễ bị sâu bệnh và thối rửa.
Cây hồng môn trong phong thủy
Cây hồng môn trong phong thủy

Ý nghĩa cây hồng môn

Trước tiên hãy thử giải thích cái tên hồng môn của loài cây này trước nào. Hồng có nghĩa là sắc hồng rực rỡ, may mắn. Còn môn thì tượng trưng có gia môn phú quý, thuận hòa. Hồng môn mang một ý nghĩa cực kỳ đẹp, cực kỳ thú vị. Sở hữu một cây hồng môn trong nhà sẽ mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ quanh năm. Cây được ví như thần tài mang giàu sang, phúc lộc đến cho gia đình mỗi năm.

Tiếp theo có thể kể đến từng ý nghĩa màu sắc mà loài cây này sở hữu. Màu đỏ của hoa đem lại sự ấm áp, còn màu xanh của lá chính là mang đến niềm hi vọng. Xét về màu sắc thì hồng môn muốn thúc đẩy con người luôn hết mình và phấn đấu trong mọi việc. Vì phía trước kia là tràn ngập sắc xuân đầy hi vọng.

Cũng có người cho rằng loài hoa hồng môn có hình dạng trái tim màu đỏ nên nó biểu trưng cho một tình yêu nồng nhiệt, bền vững. Tại vùng đất Hawai, người dân xem loài hoa này biểu tượng cho sự hiếu khách.

Trong phong thủy thì cây hồng môn có tác dụng hấp thụ những vận khí không tốt. Sau đó trả lại những nguồn năng lượng tích cực, sạch sẽ cho không gian sống của gia chủ. Giúp cho những nơi đặt loài cây này trở nên yên bình, nhẹ nhàng đến dễ chịu.

Còn trong con đường công danh, sự nghiệp, chậu hồng môn mang đến sự thăng tiến về tiền tài, vận mệnh. Giúp người sở hữu tạo được mối quan hệ thân thiết với sếp và đồng nghiệp.

Vị trí đặt cây hồng môn và giá trị của nó

Cây hồng môn được trồng làm cây để bàn hoặc trang trí trong phòng khách, phòng ngủ hay phòng làm việc,… Dưới đây là những vị trí phù hợp nhất để đặt cây hồng môn:

  • Trên bàn làm việc hay bàn học: phải đặt cây ở nơi có ánh sáng thích hợp. Cây có khả nawg hấp thụ các tia độc hại từ các thiết bị điện tử nhưu máy tính, tivi,… Nên sẽ giúp bạn bảo vệ mắt và làm da.
  • Trang trí ở quầy thu ngân của shop, của hàng: với ý nghĩa mang lại nhiều tiền tài, may mắn thì đặt ở vị trí này là hợp lý. Đây sẽ như một vị thần tài lúc nào cũng mang tiền bạc đến cho gia chủ.
  • Đặt nơi ban công, cửa sổ: những vị trí này sẽ giúp cây đơm hoa đỏ rực. Tạo một không gian tràn ngập năng lượng cho người sở hữu.
  • Đồ nội thất trang trí trong nhà: chỉ cần sự khéo léo, tinh tế của người trang trí. Chậu hồng môn sẽ giúp tạo nên không gian xanh cho gia đình bạn. Tạo một cuộc sống mát mẻ, trong lành và tràn đầy sinh khí.
  • Trang trí ở nhà hàng, khách sạn: chỉ cần kết hợp với những chiếc chậu trắng, cây hồng môn sẽ trở nên sang trọng và đẳng cấp. Điều đó là hoàn toàn hợp lý để đặt những nơi như vậy. Tất cả sẽ hài hòa và vô cùng ý nghĩa, sẽ tạo cảm giác thư giản cho những người đến đây để tận hưởng.
Cây hồng môn có tác dụng gì
Cây hồng môn có tác dụng gì

Cách nhân giống và chăm sóc cây hồng môn

Nhân giống hồng môn

Hiện nay, để có được những cây hồng môn rực rỡ và nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thì bạn có thể thực hiện 2 cách. Đó chính là tách chiết đơn giản từ cây mẹ, thứ hai là sử dụng phương pháp nuôi cấy mô từ lá và hạt. Nhưng phương pháp thứ hai đòi hỏi kỹ thuật cao và điều kiện nhiệt độ, ánh sáng,… phức tạp. Nên phương pháp một vẫn được áp dụng thực tế hơn.

Tách chiết từ cây con từ cây mẹ: cách này rất dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả cao. Nên được rất nhiều người áp dụng trong cuộc sống. Những cây con phải được tách từ cây mẹ đã được trồng hơn 4 tháng. Khi đó cây mẹ đã có khoảng 3-4 lá non. Khi tách phải chú ý dùng dao cắt sát phần gốc, lấy được 1-2 rễ cây. Cuối cùn dùng rễ bèo tây bó lại, chờ đến một thời gian để cây ra rễ. Lúc đó các bạn có thể đem trồng vào chậu và chăm sóc.

Cách chăm sóc cây hồng môn

Để đảm bảo có được những cây hồng môn tốt tươi, sinh trưởng nhanh chóng các bạn phải chú ý đến những tiêu chí sau đây:

Đất trồng

Nên là đất tơi xốp, được trộn lẫn với tro, trấu hoặc phân bón hữu cơ. Có như vậy đất mới có nhiều dinh dưỡng để cây được phát triển.

Ánh sáng

Là loài cây ưa bóng nên cần làm giàn để giảm độ sáng chiếu trực tiếp vào cây. Thường phải dựng những màn lưới phủ phía trên để hạn chế tiếp xúc của lượng ánh sáng cực mạnh. Thường những chiếc giàn đó có độ cao khoảng 2-2,5m so với mặt đất trồng.

Nhiệt độ

Từ 15-30 độ C được đánh giá là khoảng nhiệt độ phù hợp nhất để hồng môn phát triển. Nếu thấp hơn thì cây sẽ chậm phát triển hoặc có thể không phát triển. Còn khi quá cao cây sẽ bị chết vì héo úa.

Nước

Chế độ nước là cực kỳ quan trọng đối với loài cây này, màu sắc của cây sẽ bị biến đổi. Luôn phải đảm bảo độ ẩm nằm ở mức 70-80%. Tránh trường hợp nhiều nước làm úng gỗ rễ cây. Hay để cây chịu khô hạn, cháy nắng hay héo úa.

Phân bón

Tuyệt đối không bón lót khi trồng cây hồng môn. Sau khi trồng khoảng 2 tuần ở nơi râm mát thì mang nó đến nơi chăm sóc đặc biêt và thường xuyên chú ý nó hơn. Khoảng 2 tháng sau đó bạn có thể tưới phân động vật để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về cây hồng môn. Hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu được phần nào về loại cây phong thủy này. Sau bài viết chắc hẳn bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và trưng bày cây hồng môn. Chúc bạn gặp thật nhiều may mắn khi sở hữu loài cây này nhé.