Bồ Đề Tổ Sư là ai trong Tây Du Ký – Nhân vật mạnh ngang hàng Phật Tổ Như Lai

bo-de-to-su-la-ai

Trong Tây Du Ký, thì một trong những nhân vật trung tâm, được nhiều độc giả yêu mến nhất, chính là nhân vật Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không, con khỉ được sinh ra, từ một tảng đá tại hoa quả sơn, sở hữu pháp bảo là cây gậy như ý, cùng với phép thuật, thất thập nhị huyền công, từng 3 lần đại náo thiên cung, thực lực vô cùng cường đại.

Phàm là những ai từng đọc qua Tây Du Ký, đều biết rằng, người thầy đầu tiên, cũng là sư phụ chân chính, đã truyền thụ 72 phép thần thông biến hóa, cho tề thiên đại thánh – Tôn Ngộ Không, chính là Bồ Đề Tổ Sư, vị đại tiên, có pháp thuật, và đạo hạnh, vô cùng cao thâm, mà thân phận, thì cũng vô cùng huyền bí.

Tôn Ngộ Không và Bồ Đề tổ sư
Tôn Ngộ Không và Bồ Đề Tổ Sư

Hiện nay, nói về lai lịch thần bi của Bồ Đề Tổ Sư, vẫn luôn là một đề tài được nhiều người quan tâm.

Vậy, Bồ Đề Tổ Sư thực ra là ai, có lai lịch thế nào?

Như chúng ta đã biết trong Tây Du Ký, ngoài Phật Tổ Như Lai ra, thì chẳng ai còn có thể có bản lĩnh nắm giữ sinh tử của Tôn Ngộ Không như thế này. Điều này cho thấy lai lịch của Bồ Đề Tổ Sư quả thực là không tầm thường, thần thông quảng đại, đã nhìn thấy trước được tương lai của Tôn Ngộ Không.

Bồ Đề Tổ Sư trong Tây Du Ký ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động. Linh Đài Phương Thốn sơn gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là Linh sơn – cũng là nơi Phật Tổ Như Lai ngự trị.

Như vậy, Bồ Đề Tổ Sư và Phật Tổ Như Lai có thể liên quan đến nhau.

Có thể thấy, Bồ Đề tổ sư cũng là một vị tôn giả Tây phương. Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” cũng có vị Chuẩn Đề đạo nhân, khi xuất hiện cũng được mô tả giống hệt như vậy. Điều này nói lên rằng Bồ Đề Tổ Sư và Chuẩn Đề đạo nhân chính là một. Vậy Chuẩn Đề đạo nhân là ai?

Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, Chuẩn Đề đạo nhân có vị sư huynh tên là Tiếp Dẫn đạo nhân. Trong chương thứ 78 của “Phong Thần Diễn Nghĩa” có miêu tả về Tiếp Dẫn đạo nhân như sau: “Đại tiên đi chân trần táo lê hương, chân đạp tường mây càng dị thường; 12 đài sen diễn pháp bảo, bát đức bên cạnh ao hiện bạch quang. Thọ thông thiên địa ngôn phi sai, phúc tỷ hồng ba thuyết há cuồng; tu thành xá lợi minh thai tức, thanh nhàn cực lạc là Tây phương”.

Phật Tổ Như Lai khi xuất hiện trong “Tây Du Ký” cũng được miêu tả giống hệt đoạn văn trên. Còn có rất nhiều nhân tố khác nữa đều cho thấy rằng Tiếp Dẫn đạo nhân chính là Phật Tổ Như Lai, người kiến lập ra Phật giáo vào thời sau đó. Tây phương giáo ở đây chính là tiền thân của Phật giáo.

Do đó có thuyết cho rằng, Bồ Đề Tổ Sư chính là sư đệ của Phật Tổ Như Lai tuy rằng hai giáo phái khác nhau.

Chẳng thế mà khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai là có thể trị được, vì nguyên lai Tôn Ngộ Không là đệ tử của sư đệ mình. Sau này Như Lai tu thành kim thân 6 trượng, kiến lập nên Phật giáo, thôn tính Tây phương giáo.

Bồ Đề Tổ Sư từ đó cũng ẩn cư trên núi, tự lập ra đạo quán (miếu đạo sĩ) tu thân dưỡng tính, ngoài những người dân ở trong núi thì không ai biết ông ở đâu. Chỉ biết rằng Bồ Đề Tổ Sư rất ít khi nhận đệ tử, số lượng đệ tử bị đuổi cũng vài chục người nên cả Đạo quán chỉ còn vẻn vẹn 36 đồ đệ.

Đạt đến trình độ thượng thừa của bậc tiên nhân, Bồ Đề Tổ Sư thông thạo 108 phép Thiên Cang Địa Sát – cảnh giới cao nhất của pháp thuật. Có một thuyết khác cho rằng Bồ Đề Tổ Sư chính là Thông Thiên Giáo Chủ – một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân.

Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ.