Báo cáo sơ kết 5 năm công tác tuyên truyền Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI

Báo cáo về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020

Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI

style=”text-align:center”>

Thiquocgia.vn mời các bạn tham khảo Báo cáo tổng kết 5 năm công tác tuyên truyền Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020 trong bài viết này.

Báo cáo thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị khóa XII

Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI

TỈNH ỦY ……..

BAN TUYÊN GIÁO

*

Số ……..

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

…….., ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO
Sơ kết 5 năm công tác tuyên truyền Nghị quyết số 21-NQ/TW
của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020

——

Thực hiện Công văn số ………….. của Ban Tuyên giáo Trung ương“Về việc báo cáo công tác tuyên truyền 5 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW”. Qua 5 năm tập trung chỉ đạo, thực hiện việc tuyên truyền Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị“Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020”, …………………. đã đạt được những kết quả cơ bản, làm chuyển biến cả trong nhận thức và hành động của các ngành, các cấp và toàn xã hội.

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

1. Công tác chỉ đạo tuyên truyền

Quán triệt Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày ……………… Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số …………. “Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020” để chỉ đạo thực hiện, trong đó Tỉnh ủy chỉ đạo đưa nội dung này vào nội dung sinh hoạt định kỳ của các chi bộ đảng, tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ngày …………… Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số …………….“Về việc thực hiện Chương trình số 148-CTr/TU của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020”; …

Nhằm kịp thời định hướng nội dung và phương pháp tuyên truyền, ngày ………… Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số ………….. “Tuyên truyền Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020”; …

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tất cả huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đều ban hành chương trình hành động của cấp ủy, kế hoạch thực hiện của chính quyền để tập trung triển khai tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh đưa việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị vào nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, 6 tháng, quý để triển khai thực hiện. Cấp uỷ, chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở đưa nội dung này vào chương trình, kế hoạch công tác hàng quý, 6 tháng và nghị quyết hàng năm. Các ngành, mặt trận, đoàn thể xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền thực hiện nghị quyết, trong đó tập trung tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và các văn bản liên quan.

2. Kết quả triển khai thực hiện và sự phối hợp giữa các ban, ngành trong công tác tuyên truyền

Tỉnh ủy – Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, gắn với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)“Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”, Chỉ thị 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”, Luật BHXH, Luật BHYT… Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BHXH, BHYT và lộ trình tiến tới BHYT toàn dân đến các ngành, các cấp và cán bộ, đảng viên, người sử dụng lao động, người lao động trong các thành phần kinh tế, học sinh, sinh viên và nhân dân trong tỉnh.

Các ngành, các cấp xác định công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, nhất là Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, nhằm từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động, người lao động và các tầng lớp nhân dân.

Bằng nhiều phương thức, các ngành, các cấp đã có sự đổi mới trong phối hợp tuyên truyền. Một số ngành đã ký kết các quy chế, kế hoạch để phối hợp tuyên truyền với Bảo hiểm xã hội tỉnh như: Kế hoạch Liên ngành số 61/KHLN-SGDĐT-SYT-BHXH của Sở Giáo dục và Đào tạo – Sở Y tế – Bảo hiểm xã hội tỉnh“Về việc triển khai công tác y tế học đường và BHYT học sinh, sinh viên”; Chương trình phối hợp số 02/CTPH-SLĐTBXH-BHXH của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội – Bảo hiểm xã hội tỉnh “Về việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH”; Quy chế phối hợp số 82/QCPH-BHXH-CT của Cục Thuế và BHXH tỉnh; Kế hoạch liên ngành của BHXH tỉnh với Sở Y tế và các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố “Về phối hợp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2015 – 2020”; Kế hoạch Liên ngành số 442/KHLN-SGDĐT-BHXH của BHXH tỉnh – Sở Giáo dục và Đào tạo, Bảo hiểm xã hội tỉnh “Về việc triển khai công tác BHYT học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”; Kế hoạch Liên ngành số 505/KHLN-SLĐTB&XH-SYT-BDT-BHXH của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Ban Dân tộc với Bảo hiểm xã hội tỉnh“Về việc triển khai công tác BHYT đối tượng người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn”

Trên cơ sở đó, 5 năm qua công tác tuyên truyền về chiều rộng, lẫn chiều sâu luôn được chú trọng. Triển khai, phổ biến, tuyên truyền thông qua hệ thống báo cáo viên, trực tiếp các hội nghị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành tổ chức. Trong đó tuyên truyền Nghị quyết 21-NQ/TW và Luật BHYT, BHXH thông qua quyểnThông báo nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, với tổng số phát hành mỗi tháng là 1.700 quyển, để các chi bộ, đảng bộ thông tin đến đảng viên trong các kỳ họp chi bộ hàng tháng. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật BHXH, Luật BHYT năm 2013, có 72.000 bài dự thi, kết quả đã có 11 tập thể và 11 cá nhân xuất sắc được trao các giải thưởng. Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về BHXH, BHYT nhân ngày pháp luật Việt Nam. Tổ chức 02 đợt tuyên truyền về Luật BHXH, Luật BHYT và những điểm mới của Luật BHXH năm 2014 cho hơn 7.000 lượt người là lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuyên truyền một số nội dung liên quan đến Luật BHXH, Luật BHYT và những quy định về BHYT học sinh, sinh viên trong bản thông tin nội bộ của Tỉnh Đoàn, với tổng số quyển phát hành là 1.750 tờ/tháng đến các chi đoàn ấp, khu vực trong tỉnh. Thực hiện chuyên đề “BHXH- chính sách an sinh xã hội” trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, đã có 16 chuyên đề phát thanh (trung bình 7 phút mỗi chương trình); tuyên truyền thông qua hình thức các bản tin thời sự, đã thực hiện 18 tin, bài phỏng vấn và 03 cuộc tọa đàm. Thực hiện tiết mục “Bảo hiểm y tế toàn dân” phát sóng định kỳ trên kênh HGTV vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần (mỗi kỳ 03 phút, kể từ ngày 05/10/2015 đến 28/11/2015); đến nay đã phát sóng được 08 kỳ, với nội dung chủ yếu là giải đáp thắc mắc của người dân về mức đóng và phạm vi quyền lợi BHYT. Thực hiện chuyên trang trên Báo Hậu Giang, mỗi tuần 3 số (từ năm 2014 nâng lên mỗi tuần 05 số) ; qua ba năm đã thực hiện được 529 tin, với nội dung về việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, phát hành được 87.600 tờ báo địa phương. Bên cạnh đó, các Trang thông tin điện tử của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, BHXH tỉnh và một số ban, sở, ngành, địa phương thường xuyên đăng tin, bài tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT.

Tăng cường tuyên truyền cổ động trực quan, 5 năm qua, toàn tỉnh đã lắp đặt được 35 pano, 515 băng rôn, 1.340 cờ dọc tuyên truyền nhân kỷ niệm ngày BHYT Việt Nam tại các địa phương. Ngoài ra, còn in và phát hành 220.000 tờ bướm tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên; 105.000 tờ bướm về BHYT hộ gia đình; 10.000 tờ bướm “Những điều cần biết về BHXH bắt buộc”; 15.500 tờ bướm “Những điều cần biết về BHXH tự nguyện”. Mỗi năm, tỉnh đặt mua gần 600 cuốn báo, tạp chí BHXH để gửi đến các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh nhằm cập nhật thông tin, để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH tự nguyện, BHYT học sinh đến với phụ huynh học sinh và nhân dân.

Kết quả của công tác tuyên truyền đã làm chuyển biến nhận thức cả trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho mọi người nắm vững quan điểm của Đảng về BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã hội. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

3. Những vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW và các Luật BHXH, Luật BHYT

– Việc phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT ở một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa sâu rộng, có nơi chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan; việc tuyên truyền, giải thích chưa rõ ràng, đầy đủ chi tiết chính sách, pháp luật BHYT, BHXH cho từng đối tượng, từng hộ gia đình.

– Một số nơi, nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT còn hạn chế, chưa thật sự coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng cần phải tập trung chỉ đạo thực hiện để đạt kết quả cao nhất.

– Công tác phối hợp giữa một số ngành có liên quan và địa phương còn hạn chế, chưa chặt chẽ, thiếu tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT dẫn tới tỷ lệ bao phủ BHYT trong một số đối tượng chưa cao.

– Chất lượng khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế tuy có nâng lên, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng nhu của nhân dân, nhất là y tế tuyến xã; thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh đối với đối tượng BHYT còn gây bức xúc cho người bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư nhiều, nhưng vẫn chưa đảm bảo; đội ngũ y bác sĩ còn thiếu, đặc biệt là các chuyên khoa đầu ngành.

– Tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH, BHYT vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH.

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Đối với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan

– Tăng cương chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, quan điểm, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN ; nhất là các lợi ích khi người dân tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

– Tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn, kỹ thuật trong việc khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến tuyến tỉnh nói chung, trong đó có khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

– Tiếp tục tuyên truyền về chủ trương, chính sách, nguyên nhân, tác dụng của việc tăng giá dịch vụ y tế vào cuối năm nay.

– Tăng cường khảo sát, giám sát, kiểm tra việc khám chữa bệnh, về thu và thanh toán tài chính và việc thực hiện quy trình, chính sách BHYT, BHXH.

2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh:

– Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là tuyến cơ sở.

– Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH, BHYT, phấn đấu thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi người lao động, BHYT toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời xem đây là chỉ tiêu kinh tế – xã hội của các địa phương. Tăng cường tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá công tác tuyên truyền tại các địa phương, đơn vị, kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập để giải đáp, tháo gỡ.

– Chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, trường học về thực hiện chính sách BHXH, BHYT đối với người lao động.

Nơi nhận:

– Ban Tuyên giáo TW;

– Thường trực Tỉnh ủy;

– Thường trực UBND tỉnh;

– Sở Y tế; BHXH tỉnh;

– Ban Tuyên giáo huyện, thị, thành;

– Các đ/c lãnh đạo Ban TGTU;

– Lưu VP BTGTU, Phòng KG, TT.

K/T TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

(Đã ký)