Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Mẫu báo cáo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

style=”text-align:center”>

Việc dạy kỹ năng sống cho con ngay từ khi còn là học sinh là việc rất cần thiết. Vì thế giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là rất quan trọng. Mời các bạn tham khảo Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Báo cáo kết quả công tác phát triển Đảng trong nhà trường

Mẫu báo cáo công tác phòng chống ma túy trong trường học

Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

BÁO CÁO

THỰC HIỆN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

Trong nhà trường phổ thông, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thể hiện trên nhiều mặt từ hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khoá và các hình thức giáo dục khác. Cái lợi thế nhất trong hoạt động giáo dục của chúng ta đó là hoạt động của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các tổ chức này có nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng sống; rèn luyện cho các em nền nếp, tác phong, tư cách đạo đức; hướng các em vào tất cả vào các hoạt động văn hóa xã hội, thể dục thể thao và nhiều phong trào khác để giúp các em trở thành những con người tiến bộ và phát triển toàn diện.

Trong nhà trường phổ thông, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thể hiện trên nhiều mặt từ hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khoá và các hình thức giáo dục khác. Cái lợi thế nhất trong hoạt động giáo dục của chúng ta đó là hoạt động của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các tổ chức này có nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng sống; rèn luyện cho các em nền nếp, tác phong, tư cách đạo đức; hướng các em vào tất cả vào các hoạt động văn hóa xã hội, thể dục thể thao và nhiều phong trào khác để giúp các em trở thành những con người tiến bộ và phát triển toàn diện.

Trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó nội dung thứ ba trong năm nội dung chính là “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”:

– Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.

– Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.

– Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.”

Dạy kỹ năng sống là một nội dung quan trọng của chương trình học phổ thông. Từ mầm non, tiểu học tới đại học, để các cháu các em biết sống hòa nhập trong xã hội, biết tự trọng và tôn trọng mọi người, biết cách úng xử và giao tiếp…

Đối với nhà trường, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô giáo. Muốn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong giáo dục nhân cách.

1. Kĩ năng là gì?

Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.

2. Kĩ năng sống là gì?

Kĩ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể,trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.

3. Vì sao phải rèn luyện KNS cho học sinh?

Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp HS có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục KNS là làm thay đổi hành vi của HS, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững.

Giáo dục KNS còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó.

Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thoả mãn những kĩ năng tương ứng.

– Rèn luyện Kĩ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.

– Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.

4. Phân loại kĩ năng sống:

Kĩ năng sống được chia thành hai loại: Kĩ năng cơ bản và kĩ năng nâng cao.

a) Kĩ năng cơ bản gồm:

Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy…

b) Kĩ năng nâng cao: Là sự kế thừa và phát triển các kĩ năng cơ bản dưới một dạng mới hơn. Nó bao gồm: Các kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi…

– Đối với các lớp đầu cấp tiểu học, kĩ năng cơ bản được xem trọng, còn các lớp cuối cấp nâng dần cho các em về kĩ năng nâng cao. Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kĩ năng sống sau đây:

– Nhóm kĩ năng giao tiếp – hoà nhập cuộc sống.

– Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí.

5. Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh:

+ Mục tiêu Giáo dục kĩ năng sống cho HS:

– Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.

– Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

+ Nguyên tắc Giáo dục kĩ năng sống:

+ Nội dung Giáo dục Kĩ năng sống:

Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiện nay là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng, chống các tệ nạn xã hội… đây mới chỉ là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá.

6. Thành lập câu lạc bộ và tổ chức hoạt động:

– Thành lập ban cố vấn: có đại diện của BGH, tổng phụ trách đội, các giáo viên, có thể có 1 học sinh.

– Thành lập Ban chủ nhiệm câu lạc bộ: Là những học sinh (4, 5 em).

– Tiến hành khảo sát nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của HS (theo lớp..)

– Thống nhất tên gọi, mục tiêu, qui chế hoạt động của câu lạc bộ (1 tuần 1 lần hay 2 tuần 1 lần hay 1 tháng 1 lần): Xây dựng nội dung hoạt động, lập kế hoạch nội dung hoạt động cho từng tháng, lập danh sách học sinh tham gia, tổ chức ra mắt câu lạc bộ.

Khi tổ chức cần các bước:

– Bước chuẩn bị nội dung: tổ chức theo chủ đề, hình thức hoạt động.

– Bước lập kế hoạch triển khai hoạt động Câu lạc bộ: phân công trách nhiệm.

– Bước tổ chức thực hiện kế hoạch đã định.

– Bước tổ chức đánh giá và điều chỉnh hoạt động theo chương trình, nội dung đã hoạch định.

7. Giáo dục Kĩ năng sống qua sinh hoạt các câu lạc bộ học sinh:

– Nhu cầu tổ chức câu lạc bộ học sinh: HS luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn khám phá, muốn phát triển năng lực, sở trường của mình – hoàn thiện nhân cách học sinh được giáo dục qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

– Thế nào là một mô hình câu lạc bộ hiệu quả: Đạt 5 yêu cầu:

+ Xác định được mục đích, nội dung rõ ràng.

+ Học sinh phải tự giác tham gia.

+ Được sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, của Đội, của Công đoàn, của Cha mẹ học sinh, …

+ Có giáo viên có kinh nghiệm chịu trách nhiệm đóng vai trò cố vấn.

+ Thể hiện được tính chủ động của học sinh.

a) Câu lạc bộ Tiếng Anh:

– Kĩ năng nghe, nói, đọc hiểu, viết; Thuyết trình một vấn đề bằng Tiếng Anh

– Kể chuyện bằng Tiếng Anh;

– Hát bài hát về Tiếng Anh;

– Dịch, sưu tầm tư liệu; .

b) Câu lạc bộ rèn luyện sức khoẻ:

– Câu lạc bộ bóng đá.

– Câu lạc bộ cầu lông.

– Câu lạc bộ cờ vua.

– Câu lạc bộ bóng bàn.

– Câu lạc bộ võ thuật, …

c) Câu lạc bộ Nghệ thuật:

– Câu lạc bộ Hát dân ca: Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ

– Câu lạc bộ Trò chơi dân gian;

– Câu lạc bộ Mỹ thuật: Tổ chức các cuộc thi vẽ theo chủ đề, vẽ tự do.

– Câu lạc bộ cắm hoa.