Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS32

Bài thu hoạch BDTX module THCS32 cấp trung học cơ sở

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS32 – Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

style=”text-align:center”>

Thiquocgia.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS32 – Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ những hoạt động và nhiệm vụ công tác của giáo viên chủ nhiệm tại trường THCS. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS29

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS30

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

BÀI THU HOẠCH

style=”text-align:center”>

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

style=”text-align:center”>

Module THCS32: Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

style=”text-align:center”>

Năm học: …………..

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………………

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………………..

I. Những yêu cầu cơ bản của người giáo viên chủ nhiệm.

– Có phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức tốt.

– Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.

– Có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kĩ năng sư phạm (biết tiếp cận các đối tượng học sinh, giao tiếp sư phạm, kĩ năng làm việc với học sinh)

– Biết xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện của lớp, có khả năng bồi dưỡng đội ngũ tự quản cho học sinh, có năng lực dự báo sự phát triển nhân cách của học sinh.

– Có khả năng truyền đạt thông tin từ nhà trường đến học sinh. Có khả năng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục.

– Có khả năng đánh giá, nhận định kết quả rèn luyện của học sinh và phong trào hoạt động của lớp.

– Nắm được đặc điểm, nguyện vọng của học sinh, ý kiến của cha mẹ học sinh.

– Gương mẫu có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm, đặc biệt có tình yêu thương học sinh, có sức thuyết phục đối với học sinh.

– Có điều kiện thuận lợi và sức khỏe tốt để đảm đương công việc.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.

1.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.

– Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;

– Cộng tác chặt chẻ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn, Đội, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

– Nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kĩ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

– Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng;

2. Giáo viên chủ nhiệm có những quyền sau đây.

– Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;

– Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỉ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

– Được dự các lớp bồi dưỡng, Hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;

– Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 03 ngày;

– Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo qui định khi làm chủ nhiệm lớp.

III. Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên hiện nay.

– Đào tạo thế hệ trẻ thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước.

– Đối tượng lao động sư phạm là con người đang hình thành và phát triển nhân cách, có tiềm năng, là tương lai của đất nước đang tiến dần đến nền kinh tế công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

– Công cụ chủ yếu của lao động sư phạm là nhân cách của người Thầy.

– Sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách học sinh mà xã hội yêu cầu.

– Là nghề lao động trí óc chuyên nghiệp, cá nhân giáo viên tự chịu trách nhiệm là chính, có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục để tạo ra sản phẩm tốt.

IV. Những tiêu chí cơ bản của người giáo viên hiện nay.

– Là nhà sư phạm.

– Là nhà tổ chức.

– Là người biết đổi mới.

– Là người vững vàng về chuyên môn.

– Là huấn luyện viên trong quá trình học sinh học tập và phát triển nhân cách.

– Là người đồng hành với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác.

– Là thành viên tham gia các hoạt động văn hóa xã hội.

– Là một thành viên của cộng đồng nhà trường.

– Là nhà nghiên cứu.

– Là thành viên của tổ.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Tham khảo thêm