100g cua đồng bao nhiêu calo và ăn có béo không?

100g cua đồng bao nhiêu calo và ăn có béo không
100g cua đồng bao nhiêu calo và ăn có béo không

100g cua đồng bao nhiêu calo và ăn có béo không? cua đồng vốn là loại thực phẩm quen thuộc của nhân dân ta, nhất là bà con vùng nông thôn. Cua đồng có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon dinh dưỡng khác nhau với giá trị dinh dưỡng cao. Ngày nay, để có những con cua đồng chế biến thực phẩm lại trở thành món đặc sản mà rất nhiều người ưa chuộng.

Cua đồng vốn sinh sống ở vùng nước ngọt, chủ yếu ở ruộng lúa, ít phổ biến hơn ở ao hồ. Chúng ưa sinh sống ở vùng đồng bằng trung du. Cua đồng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều loại cua biển. Trung mình mỗi con cua trưởng thành chỉ nặng khoảng 20g.  Môi trường sống lý tưởng ở vùng đáy, ưa nước sạch, thường sống trong hang với bùn đất ven những cánh đồng lúa. Thức ăn của cua đồng chủ yếu thiên về động vật như cá, ốc, hến….Từ cua đồng người ta có thể chế biến thành vô số những món ngon dinh dưỡng khác nhau như: canh cua mồng tơi, bún riêu cua, cua nấu me, khế, cua rang muối,….tùy vào từng sở thích của mỗi gia đình.

Trước đây, cua đồng vốn rất phổ biến, phân bố rộng, có thể thấy khu vực chợ quê bày bán rất nhiều cua đồng. Tuy nhiên ngày nay, dưới tác động của môi trường nước ô nhiễm cộng với việc canh tác và sử dụng thuốc trừ sâu phổ biến trên những cánh đồng nên cua đã khan hiếm đi rất nhiều. Thậm chí hiện nay cua đồng còn được sản xuất giống và nuôi ở một số vùng của nước ta để phục vụ trong ngành chế biến thực phẩm.

100g cua đồng bao nhiêu calo?

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có chứa khoảng 90 calo 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid. Đặc biệt trong cua đồng có chứa hàm lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi rất cao: trong 100g cua đồng có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…được đánh giá là cần thiết cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, lượng protid trong cua đồng cũng được đánh giá thuộc loại tốt. Qua kiểm tra nghiên cứu, trong cua đến đến 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine)…không phải thực phẩm nào cũng có được.

Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, trong đông y cua đồng có tính lạnh, mùi tanh, vị mặn tác dụng tán huyết, công dụng bổ gân, khớp xương….

Như vậy, rõ ràng có thể nhận thấy cua đồng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có ngay ở đồng ruộng mà bà con nông dân có thể kiếm làm thực phẩm. Cua đồng có quanh năm. Nhưng vào những mùa hè thu, sau những cơn mưa thường sẽ có nhiều cua hơn trên đồng ruộng…bạn có thể mua về để biến các món ăn dinh dưỡng cho gia đình mình.

Ăn cua đồng có béo không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, với hàm lượng calo nêu trên thì bạn có thể yên tâm rằng ăn cua đồng sẽ không bị béo. Ngược lại, nếu ăn cua đồng hợp lý còn có thể giảm cân hiệu quả. Lý do bởi trong cua có chứa các loại axitamin bao gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane…

Những chất này có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt, ngăn chặn tình trạng tồn đọng năng lượng, điều chỉnh lượng đường trong máu. Đặc biệt, trong cua đồng còn có một số chất có vai trò tích cực trong việc đốt cháy chất béo, từ đó có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả nhất. Vì thế, bạn không nên bỏ qua các món ăn hàng ngày từ cua đồng. Để giảm cân hiệu quả cùng món cua đồng bạn có thể tham khảo các món ăn sau đây:

  1.  Canh cua mồng tơi

Canh mồng tơi không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Để chế biến món này khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị:

–         100g thịt cua đồng

–         Rau mồng tơi

Để chế biến món ăn này, bạn cho thịt cua giã nhuyễn sau đó lọc lấy nước cốt, thêm chút muối. Với rau mồng tơi rửa sạch sau đó cắt rau vừa ăn. Cho nồi nước cốt cua, có thể thêm nước lọc sau đó đun sôi rồi cho rau mồng tơi vào đun, thêm muối, bột nêm vừa miệng là có thể thưởng thức.

  1.  Cua om dấm bỗng

Để làm món ăn này, bạn cần chuẩn bị khoảng 100ml giấm bỗng. Cua rửa sạch cắt bớt phần chân, bỏ mai, yếm. Thực hiện chế biến bằng cách cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành, cho cua và gạch cua vào đảo đều. Sau đó thêm muối, giấm và đường vào nêm gia vị vừa ăn là có thể thưởng thức.

Chú ý: mặc dù cua rất tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn cần phải chế biến cua thật kỹ trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn cua sống, không nấu những con cua đã chết. Ngoài ra, đối với những người thường xuyên bị lạnh bụng, tiêu chảy, bệnh nhân gút, mới ốm dậy khi sức đề kháng còn yếu, dạ dày chưa hoạt động ổn định thì không nên ăn các món chế biến từ cua đồng. Những người bị cao huyết áp, dị ứng với cua thì không nên ăn cua đồng.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề 100g cua đồng bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu bạn còn có thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được Review AZ giải đáp.